Văn hóa – Di sản

Chuẩn bị khai hội, công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Làng Keo

Quỳnh Chi 21/04/2024 17:24

Thông tin từ UBND huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội), từ 13 – 15/5/2024 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Tư năm Giáp Thìn) sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống Làng Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) và Lễ Công bố Quyết định Lễ hội Làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo kế hoạch của UBND huyện Gia Lâm, Lễ hội truyền thống Làng Keo năm 2024 sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 13/5/2024 - 15/5/2024. Địa điểm tại Cổng làng Keo, di tích Quốc gia Nghè Keo, Chùa Keo và các địa điểm có liên quan. Đồng thời, dịp này huyện Gia Lâm sẽ công bố Quyết định công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

chua-keo-3.png
Lễ hội truyền thống Làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm diễn ra từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Tư âm lịch hàng năm thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham gia.
chua-keo.png
Các bô lão và nhân dân thực hiện nghi lễ thay y phục cho tượng bà Keo trong Lễ hội.

Lễ hội gồm phần Lễ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: tổ chức Giải bóng chuyền hơi nam, chuyền hơi nữ. Giải bóng đá nam, cờ tướng, vật truyền thống, kéo co. Chung khảo cuộc thi sáng tác thơ “Kim Sơn anh hùng vững bước đi lên”; Chung kết Cuộc thi vẽ tranh “Kim Sơn trong em”. Bên cạnh đó, Lễ hội sẽ có hội thi trưng bày và chế biến món ăn từ chuối, hội thi thả chim tại ao Nghè Keo, giải Chạy Ngựa truyền thống Lễ hội Làng Keo 2024.

Kế hoạch của UBND huyện Gia Lâm cũng cho biết, ngày 13/5/2024 (mùng 6 tháng Tư năm Giáp Thìn) tại cổng làng Keo, xã Kim Sơn sẽ diễn ra Lễ Công bố Quyết định Lễ hội Làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, Quyết định công nhận xã Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, Khai mạc Lễ hội truyền thống Làng Keo năm 2024.

chua-keo.jpg
Ban thờ Thành hoàng làng tại Nghè Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm.

Trước đó, ngày 21/2/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 370/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Làng Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội). Lễ hội truyền thống làng Keo gắn liền với ngôi Chùa mang tên chữ “Báo Ân Trùng Nghiêm Tự” hay còn có tên nôm là Chùa Keo. Đó là tên của Làng với ý nghĩa 2 thôn (Giao Tất, Giao Tự) gắn bó keo sơn.

Đây là ngôi chùa cổ nằm trong vùng đất mà Phật giáo sớm du nhập vào nước ta. Chùa Keo có niên đại khoảng một nghìn năm, là điểm sáng của lịch sử Phật giáo Việt Nam và nằm trong hệ thống thờ Tứ Pháp là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Chùa Keo được xây dựng để thờ Bà Keo - tức Pháp Vân - một trong tứ pháp trong hệ thống thờ tự của Việt Nam.

Với những giá trị hiện còn lưu giữ được, Nghè và Chùa Keo thuộc kiến trúc tôn giáo và đã được Nhà nước xếp hạng công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật từ năm 1993.

Tại Lễ hội Làng Keo, ngoài hoạt động tế lễ theo nghi thức tín ngưỡng còn có lễ rước Phật với nhiều nghi thức và phong tục tập quán cổ xưa mang đậm màu sắc tâm linh, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương tham gia. Nổi bật, sáng mùng 6 tháng 4 Âm lịch, các bô lão và nhân dân, người người nhà nhà sắm sửa lễ vật dâng lên Thành hoàng ở nghè Keo, sau đó mang lễ vật (lục cúng bao gồm 6 thức: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực) ra chùa Keo để nhà chùa làm lễ dâng lên bà Keo.

ba-keo.jpg
Tượng bà Keo tại Hậu cung, thường được rước trong các dịp Lễ hội làng Keo.

Tại chùa Keo, sau khi Trụ trì làm lễ xong thì Thủ hiệu Kiệu Nhất và 3 nam thanh niên Kiệu Nhất phải tiến hành lễ tắm tượng rồi phong áo nhà Phật tức là lau rửa sạch sẽ và mặc áo cho tượng bà Keo. Sau đó, đoàn rước Thánh Ông ra đến cổng chùa đón Bà Keo. Trai Kiệu Nhất hân hoan, hò reo rước tượng bà Keo ra ngự ở bệ đá trước cửa Thượng điện. Đây là nét văn hóa vô cùng đặc sắc của lễ hội Làng Keo, điều chưa từng có là Thần đi đón Phật, hai bên nghênh đón bằng 3 hồi trống sắp.

Bên cạnh đó, Lễ hội hàng năm còn diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền hơi, kéo co… của các xã lân cận và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm tham gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị khai hội, công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Làng Keo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO