Đời sống văn hóa

Lễ hội truyền thống đền A Sào

PV 07:30 02/03/2023

Ngày 1/3, Lễ hội đền A Sào - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã đón đông đảo du khách thập phương về tham dự.

z4147277507414_e2499d29e9e15db25bfbe75c6fef548a.jpg
Lễ rước bộ của các thôn xã An Thái trong lễ hội đền A Sào sáng 1/3.

Khu di tích A Sào là nơi thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng, nằm cạnh sông Hóa thuộc xã An Thái (huyện Quỳnh Phụ).

Địa danh A Sào thời Trần là thái ấp của Trần Liễu (phụ thân của Hưng Đạo Đại Vương). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, nơi đây lưu giữ cuộc chia tay lịch sử giữa Hưng Đạo Đại Vương và voi chiến của ông được ghi chép trong sử sách.

Năm 1288, một lần xuất quân đánh quân của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng, voi chiến của Trần Quốc Tuấn bị sa lầy bên bờ sông Hóa. Mọi người tìm đủ cách kéo voi lên nhưng không được.

Trần Quốc Tuấn đành nuốt nước mắt bỏ voi lại. Voi cũng ứa nước mắt nhìn chủ tướng, kêu rống lên từng hồi thảm thiết rồi từ từ chìm xuống dòng sông.

Tiếc thương voi chiến, Hưng Đạo Đại Vương tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa!”. Câu nói bất hủ ấy vẫn còn lưu truyền đến tận ngày nay thể hiện ý chí, tinh thần đánh giặc và hào khí Đông A.

z4147278269027_57c92a0b0d1b084829b0d63d0f17de8c.jpg
Lễ tế Đức Thánh Trần - nghi lễ quan trọng trong ngày khai hội đền A Sào năm 2023.

Hiện nay, tại Khu di tích A Sào còn lưu giữ con voi đá được nhân dân tạc phụng thờ năm 1928; một chiếc ấn gỗ khắc chữ “Trần triều Hưng Đạo Đại Vương chi ấn” và một số tấm văn khắc chữ Hán nôm.

Lễ hội đền A Sào đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2015. Hằng năm, lễ hội đều mở đầu bằng nghi thức rước bộ của 5 thôn trong xã An Thái; lễ tế Đức Thánh Trần; lễ mở cửa đền.

Bên cạnh đó, là các trò chơi cộng đồng, các hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, đặc sắc và mang đặc trưng của quê lúa Thái Bình.

Quần thể Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt quy hoạch tổng thể trên diện tích 31,7ha. Hiện nay, đã đầu tư xây dựng các hạng mục công trình: Đền chính, sân đền, sân lễ hội, bãi đỗ xe, cụm bến tượng.

Trong tương lai không xa, Khu di tích A Sào sẽ là một điểm đến hấp dẫn trên con đường du lịch tâm linh vùng châu thổ sông Hồng.

Lễ hội hằng năm, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 1 đến 3/3.

Bài liên quan
  • Khai hội Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023
    Sáng nay 6/2, tại đền Kiếp Bạc (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) diễn ra Lễ khai hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 và tưởng niệm 689 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội truyền thống đền A Sào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO