Chính sách & Quản lý

Tu bổ Đình làng Minh Kha - nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão

Kim Thoa (T/h) 14:39 31/05/2023

Đình làng Minh Kha, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão – vị tướng tài dưới thời nhà Trần, người góp công lớn trong hai lần chống quân Nguyên xâm lược trong lịch sử Việt Nam. Phạm Ngũ Lão cũng được Nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng. 

dsc_9730.jpg
Đình làng Minh Kha, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão – vị tướng tài dưới thời nhà Trần

Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã Bình Minh, huyện Thanh Oai vừa tổ chức Lễ cắt băng khánh thành giai đoạn 1 công trình tu bổ Đình làng Minh Kha và dâng hương tưởng nhớ Tướng quân Phạm Ngũ Lão – Người được Nhân dân tôn thờ là Thành hoàng làng.

Đình làng Minh Kha được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2008. Đình được xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII, ban đầu, đình hướng về phía đông bắc. Năm Đinh Mùi 1907, công trình được xây thêm cung đình kiên cố với nhiều nét trạm khắc hoa văn tinh xảo và chuyển hướng về hướng đông. Năm 1910, Đình Minh Kha được xây dựng thêm ngôi đình vuông tám mái với kiến trúc nghệ thuật thẩm mỹ cao. Năm Mậu Dần 1938, Đình Minh Kha tiếp tục được xây dựng thêm đại bái, hai tả mạc, sân đình, bình phong, cột trụ, tường hoa, cổng và trở thành một tổng thể kiến trúc đồ sộ cổ kính.

Đình làng Minh Kha mang đậm nét những dấu ấn văn hóa, độc đáo, tiêu biểu của kiến trúc, điêu khắc Việt Nam truyền thống. Trong đình có tượng cùng nhiều đồ trang trí thờ cúng tâm linh, sơn son thếp vàng và là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của Nhân dân trong vùng. Trải qua biến cố của thời gian, mặc dù Đình làng Minh Kha đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng đều ở phạm vi nhỏ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tiến ngưỡng của Nhân dân cũng như quy mô của một di tích văn hóa đã được xếp hạng cấp thành phố.

Là một trong những ngôi đền cổ nhất Việt Nam, đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, ngôi đền đầu tiên tại Việt Nam thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân hiện còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý.

Đặc biệt là bảo vật quốc gia bức phù điêu trên 1.000 năm tuổi độc nhất vô nhị tạc hình Quốc Tổ Lạc Long Quân và 2 bức phù điêu bán quy sơn, bán quy hải mô phỏng truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân sinh ra 100 người con, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển.

Sử sách cũng ghi rõ, suốt sáu thế kỷ, 16 vị vua của các triều đại đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc Tổ và đã có 16 Hiến sắc, suy tôn Lạc Long Quân là “Khai Quốc Thần”. Các Hiến sắc này đều được lưu giữ tại đình Nội – Bình Đà và Viện Bảo tàng lịch sử quốc gia.

Từ xưa đến nay, vào dịp lễ hội đều có đoàn Thủ từ của đền Hùng - Phú Thọ về dâng hương Quốc Tổ và xin rước chân nhang ở hương án Đệ Nhất của đền Nội về thờ, với ý nghĩa cung kính đón Quốc tổ về dự hội đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch.

Lễ hội Bình Đà - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được tổ chức từ ngày 1 - 6/3 âm lịch hàng năm tại làng Bình Đà (xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội). Đây là một trong những lễ hội lớn nhất vùng và cả nước với hàng loạt các lễ nghi nhằm tưởng nhớ công đức của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì thế, lễ hội cũng là dịp để con cháu Lạc Hồng hướng về nguồn cội, cùng tri ân tiền nhân, ôn lại lịch sử, giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc cũng như biểu thị sự đoàn kết của nghĩa đồng bào.

Với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, Đình làng Minh Kha đã được xây dựng, tu bổ, tôn tạo các hạng mục như hậu cung, Đại bái. Đến nay, công trình hoàn thành vẫn bảo tồn, giữ nguyên được nét truyền thống cũng như các giá trị văn hóa, tín ngưỡng vốn có của các hạng mục từ ngàn xưa.

Việc khánh thành công trình xây dựng, tu bổ, tôn tạo Đình Minh Kha là một sự kiện lớn đối với Nhân dân thôn Minh Kha nói riêng và xã Bình Minh nói chung. Do đó, để phát huy được giá trị của di tích, cần phải tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cho các tầng lớp Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức, hiểu rõ về giá trị lịch sử của ngôi đình.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Tu bổ Đình làng Minh Kha - nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO