Chính sách & Quản lý

Nghiên cứu xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn

Kim Thoa 10:57 28/05/2023

"Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn, nhưng lực cản lớn nhất là giải phóng mặt bằng", theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng.

imager_19109.jpg
Hiện nay, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn.

Thông tin này được Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 26/5.

Trước đó 3 tháng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo về chủ trương xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam xứng tầm, hiện đại, trở thành điểm du lịch, quảng bá hình ảnh các dân tộc Việt Nam. Báo cáo này cần trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã làm việc với các đơn vị liên quan để nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, vị trí được lựa chọn xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chí như có giá trị dấu ấn, kết nối để tạo ra một quần thể văn hoá.

Căn cứ vào các tiêu chí này, Bộ đang nghiên cứu phương án xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn.

“Nếu nhà hát được xây dựng ở vị trí đề xuất sẽ tạo ra dấu ấn riêng, thu hút khách du lịch", ông Hùng cho hay. Bên cạnh đó, khách đến Hà Nội còn có địa điểm để thưởng ngoạn, giao lưu. Như vậy, có thể giúp kinh tế của Hà Nội phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói thêm.

"Nguồn lực xây nhà hát đã có bởi Chính phủ sẵn sàng ủng hộ", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói. Tuy nhiên, ông thừa nhận vị trí được xem xét xây Nhà hát các dân tộc Việt Nam sẽ gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng bởi đây là vị trí "đất vàng" trung tâm của Thủ đô. Vì vậy, ông mong có sự đồng thuận của các Bộ, ngành và Thành phố Hà Nội.

Nhà hát lớn Hà Nội từng có tên là Nhà hát Thành phố, được khởi công vào năm 1901. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Broyer, Harley và François Lagisquet theo phong cách tân cổ điển, dựa trên thiết kế Nhà hát Opéra Garnier (Pháp).

Đây là một công trình văn hóa tiêu biểu, có giá trị về thẩm mỹ, quy mô xây dựng lớn (khoảng 900 chỗ ngồi). Nhà hát lúc đó được sử dụng là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói, phục vụ cho tầng lớp quan chức, thượng lưu người Pháp và một số ít người Việt giàu có.

Hiện nay, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn. Nhà hát lớn Hà Nội cùng với Bảo tàng lịch sử quốc gia là những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội, được nhiều khách du lịch yêu thích.

Bài liên quan
  • Một cách làm mới du lịch di sản
    Phát triển du lịch bằng cách xây dựng và làm mới câu chuyện văn hóa tại các khu di tích lịch sử ở Hà Nội đang là hướng đi có nhiều triển vọng, tạo được ấn tượng mạnh mẽ tới du khách thập phương. Minh chứng cho hiệu quả của hướng đi này có thể kể đến 2 sản phẩm du lịch mới là “Đêm thiêng liêng” ở khu di tích Nhà tù Hỏa Lò và “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Nghiên cứu xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở phía sau Nhà hát Lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO