Chính sách & Quản lý

Tiêu chuẩn mới xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Phan Anh 15:46 24/05/2023

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể (dự thảo Nghị định).

1.jpg
Nghệ nhân Then Nông Thị Lìm (ở giữa) được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2015 (ảnh: baodantoc.vn)

Theo Bộ VH-TT&DL cho biết, Nghị định số 62/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể đã mang lại hiệu quả trong quản lý nhà nước về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể.

Sau khi Nghị định của Chính phủ được ban hành, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức được 03 đợt xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể, kết quả cụ thể: Có 131 "nghệ nhân ưu tú" được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và 1.750 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" (cụ thể: Năm 2016 có 617 "Nghệ nhân ưu tú"; năm 2019 có 66 "Nghệ nhân nhân dân" và 570 "Nghệ nhân ưu tú"; năm 2022 có 65 "Nghệ nhân nhân dân" và 563 "Nghệ nhân ưu tú").

Việc xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể đã góp phần động viên các nghệ nhân tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và quan trọng hơn là truyền dạy cho thế hệ trẻ những giá trị di sản văn hoá phi vật thể mà họ đang nắm giữ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc; đồng thời nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể nói riêng, di sản văn hoá nói chung.

Cũng theo Tờ trình, ngày 15.6.2022, Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng 06/2022/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2024. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Vì vậy, cần xây dựng những quy định phù hợp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện những quy định hiện hành quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP. 

Mặt khác, về căn cứ thực tiễn: Quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho thấy còn một số bất cập. 

Để triển khai thi hành hiệu quả Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 và bảo đảm quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể, theo Bộ VH-TT&DL, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 62/2014/NĐ-CP là cần thiết.

Bộ VH-TT&DL đã dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể gồm 05 chương, 19 điều.

Nghệ nhân là người nắm giữ và thực hành ở trình độ cao những hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật về di sản văn hóa phi vật thể.

Theo dự thảo, danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho nghệ nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

2- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

3- Có tài năng, kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do mình đang nắm giữ; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thể hiện ở việc nắm giữ, thực hành kỹ năng, hiểu biết, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần vào bảo vệ và làm giầu các giá trị của di sản, phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước.

4- Có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tặng cho nghệ nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a- Các tiêu chuẩn quy định tại mục (1) và (2) nêu trên.

b- Có tài năng, kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do mình đang nắm giữ; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thể hiện ở việc nắm giữ, thực hành kỹ năng, hiểu biết, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần vào bảo vệ và làm giầu các giá trị của di sản, phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của cộng đồng địa phương.

c- Có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên.

Dự thảo nêu rõ, cá nhân được tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được nhận Huy hiệu, Giấy chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Cá nhân có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật khen thưởng; không ngừng hoàn thiện tri thức, kỹ năng; tích cực thực hành và tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Tiêu chuẩn mới xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO