Chính sách & Quản lý

Sớm hoàn thành tháp Chí Nghĩa - điểm nhấn văn hóa bên đường vành đai 4

Kim Thoa (T/h) 08:25 13/05/2023

Ngày 11/5, Huyện uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ VN huyện Thường Tín tổ chức hội thảo xây dựng tháp Chí Nghĩa và các hạng mục phụ trợ thuộc dự án: Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

nguyen-trai.jpg
Nguyễn Trãi được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới.

Theo thiết kế, tháp Chí Nghĩa nằm ở vị trí phía Nam khuôn viên của dự án gồm 7 tầng nổi xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép và 1 tầng bán hầm kết hợp các vật liệu truyền thống. Bên trong là hệ thống nội thất thể hiện cuộc đời, thân thế sự nghiệp, công trạng... của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

Các hạng mục phụ trợ bao gồm cảnh quan, sân vườn gồm: Khu mô phỏng điển tích “Ải Nam quan”, khu mô phỏng tích Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô Sách tại Lỗi Giang, khuôn viên và bệ tượng Nguyễn Trãi và cha Nguyễn Phi Khanh...

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Bùi Công Thản (Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín) đã ôn lại cuộc đời và thân thế của danh nhân Nguyễn Trãi. Theo đó, Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai sinh năm 1380 tại Thăng Long, quê làng Nhị Khê huyện Thượng Phúc, nay là thôn Nhị Khê thuộc xã Nhị Khê huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

Khi nhà Lê sơ thành lập năm 1428, Nguyễn Trãi được đánh giá là khai quốc công thần. Nguyễn Trãi cũng là người khởi thảo Bình Ngô đại cáo, tuyên bố chấm dứt chiến tranh, khẳng định nền độc lập. Về mặt văn hóa, ông cũng có cống hiến rất lớn với hàng loạt tác phẩm thơ phú, văn học, lịch sử, địa lý có giá trị.

Những công lao to lớn của Nguyễn Trãi đối với nền độc lập dân tộc, quá trình hình thành và phát triển của vương triều Lê sơ, cũng như đối với lịch sử văn hóa dân tộc luôn được các triều đại phân chủ và nhân dân ngợi ca, tôn thờ.

Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh và vinh danh ông là danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới.

Do đó, dự án xây dựng Khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê đã được huyện Thường Tín chuẩn bị tích cực và hiện đang triển khai giai đoạn 1. Việc xây dựng một khu lưu niệm danh nhân Nguyễn Trãi là một thiết chế văn hóa cộng đồng, góp phần thiết thực tôn vinh ông, đồng thời tạo dựng một không gian hưởng thụ văn hóa của người dân trong vùng và rộng hơn, góp phần giáo dục công chúng về lịch sử văn hóa địa phương và dân tộc, tạo điểm nhấn trong hoạt du lịch quảng bá địa phương.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã có nhiều ý kiến thẳng thắn trao đổi trong việc xây dựng tháp Chí Nghĩa rất cụ thể và sát với thực tế, như: Tên gọi của tháp, vị trí tháp, loại hình kiến trúc, nội thất trưng bày, trang trí bên trong khu vực của tháp...

Đánh giá cao và thống nhất ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự hội thảo, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh khẳng định, tháp Chí Nghĩa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Ông Nguyễn Tiến Minh đề nghị các cơ quan chuyên môn của huyện lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý các nhà khoa học, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị tập trung nhân lực, vật lực để sớm hoàn thành công trình theo kế hoạch đã đề ra.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Sớm hoàn thành tháp Chí Nghĩa - điểm nhấn văn hóa bên đường vành đai 4
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO