Chính sách & Quản lý

Mo Mường tiếp tục được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoa Quỳnh 12/05/2023 14:52

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Mo Mường ở 4 huyện của tỉnh Sơn La vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, tại Quyết định số 1178 /QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL ký ban hành, đã quyết định Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường tại: huyện Mộc Châu, huyện Vân Hồ, huyện Bắc Yên, huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

mo-muong_23-02-10.jpg
Thầy Mo thực hành di sản Mo Mường trong các nghi lễ tâm linh.

Như vậy, đến nay Bộ VH, TT&DL đã có quyết định đưa Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 3 địa phương ở nước ta. Trước đó, Mo Mường tại tỉnh Thanh Hóa (các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành); Mo Mường tại thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai); Mo Mường tại tỉnh Phú Thọ (huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập) đã được Bộ VH, TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa (Bộ VH,TT&DL), tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường hiện có tại các tỉnh, thành phố ở nước ta gồm Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Hà Nội. Hiện nay, Chính phủ đang giao các đơn vị liên quan lập Hồ sơ Mo Mường xây dựng, hoàn thiện để trình lên UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Thứ trưởng Bộ VHTT& DL Hoàng Đạo Cương cho biết, Mo Mường là một di sản văn hóa phi vật thể bao hàm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghệ thuật, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của dân tộc Mường. Những áng sử thi trong Mo Mường phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường cổ. Các sinh hoạt của Mo Mường liên quan đến cả vòng đời một con người.

Mo Mường không đơn thuần chỉ là một “cái tên” mà hàm chứa bên trong nó là những biểu trưng văn hóa, nghệ thuật truyền thống đặc sắc của một dân tộc. Toàn bộ những quan niệm về vũ trụ, thế giới thiên nhiên, con người, xã hội, tâm linh tín ngưỡng, cái đẹp… của người Mường đều có thể tìm thấy trong văn bản và cách thức thực hành lễ tiết Mo.

Mo Mường còn là loại hình nghi lễ gắn liền với các nghi thức tín ngưỡng do thầy mo thực hiện. Con người từ khi sinh ra, lớn lên đến lúc qua đời phải trải qua nhiều sự kiện lớn, trong các sự kiện đó luôn có sự hiện diện của mo. Trong các bài văn vần, thơ mo chứa nhiều câu chuyện cổ, truyền thuyết dân gian, thần thoại, sử thi. Các câu chuyện đó phản ánh lịch sử, giải thích sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thời xa xưa.

Theo Cục Văn hóa Di sản, Mo Mường gồm 3 phần chính cấu thành, gồm: lời mo, diễn xướng, môi trường diễn xướng và con người thực hành diễn xướng mo, trong đó lời mo gắn liền với người diễn xướng chiếm vị trí quan trọng nhất. Hiện nay, Mo Mường được sử dụng chủ yếu trong các tang lễ hay nghi thức cầu sức khỏe, bình an của người Mường.

Bài liên quan
  • Mo Mường là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 154/QĐ-BVHTTDL về việc ghi danh Mo Mường của các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc TP Hà Nội vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mo Mường tiếp tục được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO