Hội thảo quốc tế “Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới” sắp diễn ra

Phương Anh| 21/12/2022 15:02

Ngày 20/12, Ban xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO tổ chức họp báo thông tin về công tác xây dựng hồ sơ Di sản quốc gia văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO.

Mo Mường ở Hòa Bình là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng mang nhiều giá trị đặc sắc.

252418_mo-muong20221004160440.jpg

Thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc dự kiến lập hồ sơ Di sản văn hóa Mo Mường tỉnh Hòa Bình đệ trình UNESCO, UBND tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Đắk Lắk, Thanh Hóa và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Phát biểu tại họp báo, bà Nguyễn Thị Niềm - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường cho biết đã hoàn thành việc điền dã, khảo sát Di sản văn hóa Mo Mường trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Phú Thọ và thành phố Hà Nội; hoàn thành việc sưu tầm, thu thanh, ghi hình di sản Mo Mường tại tỉnh Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình; hoàn thành bóc, dịch tư liệu đã sưu tầm, ghi âm, ghi hình.

“Sắp tới, công tác sưu tầm, thu thanh, ghi hình về di sản Mo Mường sẽ được tiếp tục tại các tỉnh Thanh Hóa, Đắk Lắk và thành phố Hà Nội. Ban cũng đang chuẩn bị các bước để tổ chức hội thảo quốc tế "Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới"; viết hồ sơ khoa học và làm hậu kỳ các phim tư liệu; tổ chức thẩm định hồ sơ. Đây là những cơ sở quan trọng để đệ trình UNESCO ghi danh di sản văn hóa Mo Mường”, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình thông tin.

Đến nay, Ban tổ chức nhận được khoảng 27 tham luận của các nghệ nhân, các nhà quản lý văn hóa, các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Trong đó có 9 tham luận của các nhà khoa học quốc tế đến từ Pháp, Áo, Hy Lạp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) với phần nội dung trao đổi chú trọng nhiều đến việc giới thiệu các hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng với Mo Mường trên thế giới đặt trong mối quan hệ so sánh với di sản Mo Mường.

Bài liên quan
  • Khai trương Hệ thống vé điện tử tại Quần thể Di tích Cố đô Huế
    Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đầu năm 2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) đã tiến hành xây dựng và nâng cấp hệ thống vé điện tử của Trung tâm trên nền tảng web (hướng đến tích hợp trên nền tảng app mobile) phục vụ công tác quản lý điều hành các hoạt động bán vé của Trung tâm, triển khai tại tất cả các địa điểm bán vé thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, Cà Lồ
    Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2025, Ban Chỉ huy PCTT và CNCH Thành phố Hà Nội lệnh Báo động lũ trên sông Cầu và sông Cà Lồ...
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo quốc tế “Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới” sắp diễn ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO