Trưng bày “Di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình”

Phương Anh| 16/12/2022 09:04

Tối 15/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Khai trương trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2022 tại Nhà Văn hóa xã Tân Lập.

Hòa Bình có 4 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm: Nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường, tri thức dân gian lịch tre và lễ hội truyền thống Khai hạ được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Bùi Xuân Trường - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, Di sản văn hóa là hiện thân cụ thể của truyền thống văn hóa và bản sắc văn hóa các dân tộc. Truyền thống văn hóa dân tộc là sự nối tiếp liên tục của các giá trị văn hóa và cũng chính là các giá trị văn hóa do lịch sử để lại. Không có di sản, không có quá trình chọn lọc biến đổi và sáng tạo thì không có truyền thống văn hóa. Với những di sản văn hóa là những hiện vật, cổ vật, di vật tại phòng trưng bày lưu động của Bảo tàng hôm nay là những minh chứng về bề dày truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình.

Được biết, trưng bày chuyên đề “Di sản Văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình” gồm 2 nội dung chính: Giới thiệu 4 Di sản Văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia; Giới thiệu giá trị văn hóa đặc sắc về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Mông,Dao.

Buổi trưng bày gồm 300 tài liệu, hiện vật giúp cho công chúng trong và ngoài tỉnh hiểu về nét đẹp trong phong tục, lối sống, sinh hoạt, nghề thủ công truyền thống… của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Thông qua buổi trưng bày, văn hóa vật chất và tinh thần của các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam không chỉ được tôn vinh và quảng bá, mà còn khẳng định văn hóa các dân tộc của tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục được bảo tồn, phát triển trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • Lan toả yêu thương cho những nữ "chiến binh" ung thư tại chương trình QUEEN OF SMILES
    Ngày 20/10, Group WOMEN 30+ tổ chức Gala QUEEN OF SMILES để tôn vinh và chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực của các chị em phụ nữ, đồng thời lan toả thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
  • Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
    Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
Trưng bày “Di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO