Chính sách & Quản lý

Văn nghệ sỹ là một trong những chủ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Quỳnh Phạm 03/06/2024 22:00

Theo nội dung Tờ trình “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035”, cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình là toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, trong đó chủ thể là nhân dân, lực lượng văn nghệ sỹ, trí thức, người thực hành văn hóa tại các cộng đồng địa phương.

Sáng 3/6, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (sau đây gọi là Chương trình) trước Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7.

bo-truong-hung.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 trước Quốc hội khóa XV.

Theo Tờ trình của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, có 7 đối tượng thụ hưởng Chương trình, đó là người dân, cộng đồng dân cư tại các vùng miền của Tổ quốc; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; Đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa, công chúng, khán giả, đặc biệt là công chúng trẻ; Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; Các di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia.

Cùng đó, đối tượng thụ hưởng chương trình còn là các di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và một số di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu thuộc loại hình tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Các di sản tư liệu được ghi danh vào Danh sách quốc gia, khu vực và thế giới; các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng công lập; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Ngoài ra còn các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa, sáng tạo; không gian văn hóa công cộng, không gian văn hóa cộng đồng; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; các cơ sở giáo dục, đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng là đối tượng thụ hưởng của Chương trình.

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%).

7 mục tiêu Tổng quát

Tờ trình Chương trình đặt ra 7 mục tiêu tổng quát, đó là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. Đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, huy động, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa.

ngay-tho3.jpg
Chủ thể thực hiện chương trình là nhân dân, lực lượng văn nghệ sỹ, trí thức, người thực hành văn hóa tại các cộng đồng địa phương.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình cũng xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao. Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo, tiếp thu và nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

9 nhóm mục tiêu của Chương trình

Mục tiêu cụ thể của Chương trình, đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể: (1) Hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa; (2) 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 03 loại hình thiết chế văn hóa, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đạt chuẩn; (3) 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.

Thay mặt cơ quan thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Chương trình được xây dựng phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia theo Luật Đầu tư công. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ.

Đồng thời Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề xuất Chương trình cần được nghiên cứu, đánh giá toàn diện; chuẩn bị Hồ sơ bảo đảm chất lượng, bố trí thời gian phù hợp để Quốc hội cho ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định. Đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại 2 kỳ họp, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

(4) Ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; (5) Hàng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; (6) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; (7) Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa; (8) 80% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sỹ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (9) Hàng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

van-hoa.jpg
Mục tiêu Chương trình đến năm 2030 phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước.

Đến năm 2035 đạt 9 nhóm mục tiêu: (1) Phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã; (2)100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; (3) 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; (4) 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; (5) Có ít nhất 10 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN.

(6) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước; có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%; (7) Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế; (8) 100% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (9) Hàng năm, có ít nhất 4 - 6 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

10 nội dung thành phần

Tờ trình Chương trình do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, nội dung thành phần của Chương trình bám sát nội dung Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa; Kết luận của Chủ tịch Quốc hội về chín 9 nhóm chính sách và 7 nhiệm vụ phát triển văn hóa tại Hội thảo về cơ chế chính sách, nguồn lực phát triển Văn hóa năm 2022. Theo đó, Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết.

10 nội dung thành phần, đó là: Phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả; Nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; Thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; Đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; Phát triển nguồn nhân lực văn hóa; Hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình, truyền thông, tuyên truyền về Chương trình.

Thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm 3 giai đoạn. Năm 2025: thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Giai đoạn 2026-2030: tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến 2030. Giai đoạn 2031-2035: tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến 2035.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
  • Tiếp thêm làn gió mới cho điện ảnh Thủ đô
    Trong bối cảnh hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật sôi động và đều khắp của Thủ đô thì “bức tranh gam trầm” của điện ảnh Hà Nội thời gian qua khiến cho những người trong cuộc không khỏi băn khoăn, trăn trở. Cũng bởi thế Đề án Liên hoan phim ngắn Hà Nội được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phê duyệt mới đây như một làn gió mới tiếp thêm sinh lực mới, khơi dậy sáng tạo cho các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Thủ đô.
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Công bố và vinh danh Top 50 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024
    Vừa qua, tại Hà Nội, Báo Đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Danh sách Top 50 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 (VIE50), Top 10 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm (VIE10) và Top 100 sản phẩm, dịch vụ đổi mới, sáng tạo hiệu quả của năm 2024.
  • Cử tri phường Yên Phụ đề xuất đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn
    Sáng 25/6, tổ đại biểu HĐND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Yên Phụ trước kỳ họp thứ 15 HĐND quận khoá VI nhiệm kỳ 2021-2026.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Hiệu quả từ mô hình “30 phút vì dân”
    Đều đặn, cứ 7h mỗi thứ 2 và thứ 6 hằng tuần, tại Bộ phận Một cửa phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã có cán bộ công chức đến làm việc. “30 phút vì dân” là một trong rất nhiều hoạt động của Quận ủy Tây Hồ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thủ đô Hà Nội sẽ có Cơ quan phục vụ hành chính công
    Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Đề án thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
  • Làm sống lại di sản điện ảnh, văn hoá qua "Phim của một thời"
    Nhằm giúp thế hệ khán giả của thời kỳ những năm 80 - 90 trở về trước hoài niệm về một miền ký ức đẹp cũng như giúp cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu được những giá trị của một thời khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và những năm bao cấp, cuối tháng 6 này, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới.
  • Chùm 2 bài thơ: Những chiếc lá và Trôi trong trưa của tác giả Bình Nguyên Trang
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bình Nguyên Trang.
  • Tuyến buýt “Du lịch Bát Tràng”: Góp sức đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố sẽ triển khai tuyến xe buýt City tour 04 với tên gọi “Du lịch Bát Tràng” (CITR 04) trong năm 2024. Điểm xuất phát tuyến buýt này từ trung tâm Hà Nội đến điểm cuối Bảo tàng Gốm sứ Bát Tràng – vùng đất ngoại thành Thủ đô.
  • Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID tại Hà Nội - mũi tên trúng nhiều đích
    Thành phố Hà Nội là một trong hai địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Từ lúc triển khai thí điểm (22/4) đến nay, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID tại Thủ đô đã có những chuyển biến, đem lại nhiều lợi ích rõ rệt.
  • Chiêm ngưỡng 147 cổ vật quý hiếm từng được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian
    Hai khẩu súng thần công “Vũ công Tướng Quân” dưới thời Nguyễn được các ngư dân trục vớt ở vùng biển Thuận An (TP Huế) đang trưng bày tại triển lãm “Cổ vật hội tụ” ở Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
  • Lan tỏa “Những người thầy trong sử Việt” tại Thư viện Hà Nội
    Tại Phòng đọc Thiếu nhi, Thư viện Hà Nội đang phục vụ bạn đọc bộ sách “Những người thầy trong sử Việt” (NXB Kim Đồng) do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng biên soạn.
Văn nghệ sỹ là một trong những chủ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO