Sự kiện & Bình luận

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là Bảo vật Quốc gia sẽ được công bố tại lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Văn Thiện 21:00 19/02/2024

Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 23/2 - 3/3 (tức từ ngày 14 - 23 tháng Giêng) với 3 nét mới. Đặc biệt năm nay tại lễ hội còn có Lễ công bố “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn” là Bảo vật Quốc gia.

cuu-pham-3.jpeg
Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là Bảo vật Quốc gia sẽ được công bố tại lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Lễ hội năm nay gắn với Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả; được tổ chức nâng tầm với quy mô lớn cũng như tính chất các hoạt động phần lễ và phần hội được chuẩn hóa, theo nghi thức truyền thống.

Tại lễ hội sẽ có các hoạt động và nghi lễ như thi gói bánh chưng; thi giã bánh giầy, lễ rước nước, liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ XI, thi đấu giải vật dân tộc, thi đấu giải cờ tướng, lễ tế trên núi Ngũ nhạc, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, lễ Mông Sơn thí thực…

Riêng trong lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay sẽ diễn ra công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn” là Bảo vật quốc gia. Bên cạnh đó sẽ diễn ra Tuần Văn hóa ẩm thực, Du lịch và xúc tiến Thương mại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024, giải Việt dã “Hành trình kết nối di sản văn hóa”…

ys77241o(1).png
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc với hàng trăm di tích nằm trải dài trên 8.000 ha (thuộc 8 xã, phường thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Dịp này, Hải Dương lần đầu tiên tổ chức Giải việt dã “Hành trình kết nối Di sản”, đây là giải việt dã có quy mô lớn nhất, cự ly dài nhất tổ chức tại tỉnh. Dự kiến tổ chức sáng 26/2 (tức ngày 17 tháng Giêng).

Điểm tổ chức lễ khai mạc và xuất phát tại sân tam quan ngoại chùa Côn Sơn. Giải có 3 cự ly là 5 km, 10 km và 15 km. Cung đường chạy sẽ kết nối di tích chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Đây cũng là lần đầu tiên một giải chạy quy mô với cự ly dài nhất được tỉnh Hải Dương tổ chức. Bên cạnh các vận động viên chuyên nghiệp, giải sẽ thu hút và huy động đông đảo nhân dân trong tỉnh và du khách tham gia.

Điểm thuận lợi là năm nay tuyến đường từ Di tích Côn Sơn sang Kiếp Bạc đã được mở rộng. Việc tổ chức giải chạy vào đúng dịp lễ hội nhằm tạo hiệu ứng tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe.

canh-hoi-quan-_-kiep-bac.jpg
Tái hiện cảnh hội quân trên sông Lục Đầu Giang trong Lễ hội mùa thu tại Kiếp Bạc

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc nhằm tuyên truyền quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời duy trì và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa dân tộc tại khu di tích.

Đây cũng là dịp nhằm tăng cường quảng bá các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang hoàn thiện hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là Bảo vật Quốc gia sẽ được công bố tại lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO