Văn hóa – Di sản

Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”

Hà Oai 17:13 21/09/2024

“Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.

Cố đô Huế nổi tiếng với những bảo vật cung đình và minh chứng cho sự tồn tại hơn 140 năm của vương triều nhà Nguyễn. Trong số những báu vật quý thì đáng chú ý nhất là 9 khẩu súng thần công đặt trước cửa Ngọ Môn được gọi là “Cửu vị thần công”.

z5852815385144_626658bb00a3ea11d65a0b9ca402525a.jpg
Khách tham quan chiêm ngưỡng 4 khẩu có tên Xuân - Hạ - Thu – Đông.

Theo sử sách, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn vua Gia Long ra lệnh tập trung tất cả khí dụng bằng đồng tịch thu được đúc thành 9 khẩu thần công để “làm kỷ niệm muôn đời” về chiến thắng của mình. Công việc được bắt đầu vào ngày 31/1/1803 và hoàn tất vào cuối tháng 1/1804, mỗi khẩu dài 5,10m và nặng hơn 17.000 cân được đặt trên một giá súng (giá súng đều được chạm trổ cực kỳ công phu, tinh xảo) bằng gỗ dài 2,75m, cao 0,73m, bánh xe của đế súng có đường kính 0,62m.

Ban đầu, “Cửu vị thần công” được đặt ở lũy ngoài Hoàng thành Huế nằm về phía trái của Ngọ Môn với nòng súng hướng ra ngoài thành (hướng về phía Nam), năm 1816 vua Gia Long sắc phong cho cả 9 khẩu súng thần công danh hiệu “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân” được khắc trên cả 9 khẩu.

Năm 1917, dưới thời vua Khải Định toàn bộ Cửu vị thần công được chuyển ra khỏi Hoàng thành đến khu vực Kỳ đài và giữ nguyên vị trí cho đến nay. Tại đây, các cỗ súng được xếp thành hai nhóm quay mặt vào nhau với nhóm bên tả (trái) xếp phía sau cửa Thể Nhân gồm 4 khẩu có tên theo 4 mùa Xuân - Hạ - Thu – Đông và nhóm bên hữu (phải) xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu có tên theo ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Theo quan sát cho thấy, các khẩu thần công có miệng hơi loe, thân thuôn dài và phình dần về phía đuôi có trang trí hình hoa lá chạy quanh được chạm nổi với đường nét mềm mại, tinh xảo, ở gờ cuối cùng gần khối hậu trên thân mỗi súng có hàng chữ Hán với ba chữ “Mệnh Gia Long” (Lệnh vua Gia Long ban xuống). Đặc biệt, du khách vào Đại nội Huế tham quan thì sẽ gặp Cửu vị thần công sau khi qua xong cửa Quảng Đức và cửa Thể Nhơn.

Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị thần công còn mang giá trị nghệ thuật về kỹ thuật luyện kim và đúc đồng đỉnh cao thời Nguyễn, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên giá súng đều rất điêu luyện, tinh xảo. Trải qua hơn 200 năm, những khẩu thần công lớn nhất Việt Nam vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn và hiện diện như một phần quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 1/10/2012 Cửu vị thần công được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam.

Hình ảnh PV Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận “Cửu vị thần công” trong Kinh thành Huế.

z5852815372815_495f9477784cc2de2a7efb257c316717.jpg
5 khẩu súng thần công có Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ được đặt gần cửa Quảng Đức.
z5852815370993_86607a4a0b2979b671f8d2709e508523.jpg
4 khẩu thần công có tên Xuân - Hạ - Thu – Đông đặt gần cửa Thể Nhơn.
z5852815390766_647a29d521730acc0b800f9680977c17.jpg
Mái che bảo vệ 5 khẩu Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
z5852815370334_6274e97b76ff05feff05d340002cfe7d.jpg
Trang trí chạm khắc điêu luyện thời nhà Nguyễn trên giá súng.
z5852815390982_ebdf458548ff5f762f1d136063abffa7.jpg
Trang trí chảy trên thân súng đỉnh cao của thời nhà Nguyễn.
z5852815388524_d6aa4e64cd94fadb4f8e5dd5358689ce.jpg
Miệng các khẩu thần công hơi loe và chạm khắc đẹp.
z5852821862097_bfed22d2578283c57e4ffa7d975396a8.jpg
Khách tham quan tại 4 khẩu Xuân - Hạ - Thu – Đông.
z5852821866701_e38a59c0e34656f76d3db42016b31eb4.jpg
Khách tham quan tại 5 khẩu Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO