Văn hóa – Di sản

Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia

Văn Thiện 16:26 14/05/2024

Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...

moc_ban_chua_dau-1715640780875.jpg
Mộc bản chùa Dâu. Ảnh: TL

Ngày 13/5, tại chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu và khai mạc Lễ hội chùa Dâu năm 2024.

Theo kế hoạch, Lễ hội chùa Dâu năm 2024 diễn ra từ ngày 13 đến 15/5 (tức các ngày 6-8-4 âm lịch) với các nghi thức tế lễ truyền thống tại chùa Dâu và các chùa trong hệ thống thờ Tứ pháp.

Lễ khai hội và công bố quyết định công nhận Bảo vật quốc gia bộ Mộc bản chùa Dâu diễn ra ngày 13/5 tại khu vực sân chùa Dâu.

Cùng với phần lễ là các hoạt động phần hội như: Hát Quan họ trên thuyền; múa rối nước Đồng Ngư; trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ca trù, trống quân, hát chèo, hát văn...; giao lưu văn nghệ quần chúng, thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian...

Lễ hội chùa Dâu là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng Dâu. Bởi đây không chỉ là nhu cầu tìm về Phật tổ và hòa mình trong hoạt động văn hóa cộng đồng dân gian sôi động mà còn mang ý nghĩa cầu mong mọi điều tốt lành, cầu cho mưa thuận gió hòa - ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

Chùa Dâu, thuộc phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được biết đến là ngôi chùa cổ hình thành sớm nhất tại nước ta. Đây là một trong những công trình di tích lịch sử tín ngưỡng tôn giáo đánh dấu sự khởi nguồn của đạo Phật ở Việt Nam.

Chùa Dâu được biết đến là ngôi chùa cổ hình thành sớm nhất tại nước ta, là một trong những công trình di tích lịch sử tín ngưỡng tôn giáo đánh dấu sự khởi nguồn của đạo Phật ở Việt Nam. Hiện nay, di tích quốc gia đặc biệt chùa Dâu được biết đến như danh lam bậc nhất xứ kinh Bắc, với giá trị nổi bật độc đáo về lịch sử kiến trúc nghệ thuật.

Bảo vật quốc gia Mộc bản chùa Dâu vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận tháng 1.2024. Bộ mộc bản gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa... Một số ván khắc đan xen những đồ hình minh họa được bố cục chặt chẽ, hài hòa với phần văn tự.

Mộc bản chùa Dâu được san khắc vào thời Lê Trung Hưng và Tây Sơn kéo dài đến thời Nguyễn. Chữ trên mộc bản đều là chữ Hán cổ và chữ Nôm được khắc âm bản, đường nét mềm mại, có tính thẩm mỹ cao nên khi in ra giấy dó rất sắc nét. Chất liệu ván in đều được làm bằng gỗ cây thị, trải qua thời gian gần 300 năm nhưng ván khắc ở chùa Dâu còn khá nguyên vẹn, đủ số chữ, sắc nét, rõ ràng.

Mộc bản chùa Dâu là di sản văn hóa có giá trị to lớn giúp cho việc nghiên cứu về chùa Dâu, Tứ pháp trong lịch sử, đồng thời tìm hiểu về các vị sư Tổ chùa Dâu qua các thời kỳ.

Hiện nay, Di tích quốc gia đặc biệt chùa Dâu được biết đến như danh lam bậc nhất xứ kinh Bắc. Chùa Dâu vinh dự được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013; bộ tượng Phật Tứ pháp vùng Dâu được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2090/QĐ-TTg ngày 25/12/2017./.

Bài liên quan
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO