Văn hóa – Di sản

Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội

Thế Trang 14/05/2024 07:59

Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

b10.jpg
Đại diện lãnh đạo quận chúc mừng phường Bưởi.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, HĐND, UBND Quận cùng với sự đóng góp ý kiến, hướng dẫn của các phòng ban chuyên môn của quận Tây Hồ, tối 13/5, Đảng uỷ - UBND - UBMTTQ phường Bưởi khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hoá và giới thiệu nghề truyền thống "làm giấy Dó" của vùng Bưởi xưa.

b11.jpg
Đại biểu tham dự buổi khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hoá và giới thiệu nghề truyền thống "làm giấy Dó" của vùng Bưởi xưa.

Đề án “Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy dó, phường Bưởi” là một trong tám đề án trọng điểm liên quan đến công tác giữ gìn làng nghề và phát triển du lịch đã được UBND quận Tây Hồ triển khai.

b9.jpg
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu.

Với mục tiêu quận Tây Hồ là điểm đến của người dân, du khách trong nước và quốc tế, các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng triển khai nhiều chương trình, đề án, kế hoạch nhằm phát triển quận Tây Hồ xứng với tiềm năng, trở thành Trung tâm Dịch vụ - Du lịch - Văn hóa của Thủ đô, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đại hội BCH Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ VI đã đề ra.
Đặc biệt, năm 2024, được xem là năm tập trung đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ - du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống trên địa bàn quận. Dưới sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao, quyết liệt của Quận ủy, UBND quận, sự đồng lòng, quyết tâm cao của Đảng bộ và Chính quyền phường Bưởi, điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy Dó của vùng Bưởi xưa, đã hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh

Trong số rất nhiều nghề truyền thống, nghề làm giấy Dó của người Việt ra đời từ rất lâu và thực sự gắn bó với đời sống người Việt xưa, nó chính là chất liệu để lưu giữ và truyền tải các giá trị văn hóa lịch sử từ ngàn năm.

Trên giấy Dó, những ký ức văn hóa và tri thức Việt được lưu giữ trong nhiều năm mà nét mực không phai, nét chữ không nhòe. Thuở trước, giấy Dó là chất liệu của trí thức Việt, giấy để học chữ, viết chữ, làm thơ, viết câu đối, viết thư pháp, vẽ tranh thờ, tranh trang trí, chép kinh Phật, viết sớ cúng, hay làm sách truyền bá tri thức trong xã hội, tất các thể văn thư hành chính dưới thời phong kiến xưa đều được viết trên giấy Dó. Bởi lẽ đó, giấy Dó là chất liệu không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng của người Việt.

b4.jpg
Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi Nguyễn Minh Hoài phát biểu tại buổi khai trương.

Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa tại địa chỉ số 189 phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động, đây là không chỉ là một điểm dịch vụ, du lịch văn hóa, nơi lưu giữ, bảo tồn những giá trị của nghề làm giấy Dó truyền thống mà còn là địa chỉ tin cậy, quen thuộc đối với người dân Thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước, bạn bè quốc tế khi về tham quan, du lịch trên địa quận Tây Hồ.

Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi Nguyễn Minh Hoài

b6.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hoá và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy Dó phường Bưởi.

Phát triển dịch vụ, du lịch văn hóa phường Bưởi nhằm phát huy giá trị nghề sản xuất truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh để xây dựng nên một loại hình du lịch đặc thù của phường Bưởi, thu hút khách du lịch, góp phần phát triển quận Tây Hồ thành một trong những trung tâm du lịch của Thành phố và các tỉnh lân cận.

b2.jpg
Văn nghệ tại chương trình.
b3.jpg

Giáo dục cho thế hệ trẻ phát huy và tự hào tinh thần lao động, sản xuất sáng tạo trong truyền thống của cha ông ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong đó có nghề sản xuất truyền thống làm giấy Dó thuộc làng Yên Thái xưa - phường Bưởi, quận Tây Hồ ngày nay.

b1.jpg

Tạo môi trường du lịch văn hóa đặc sắc, đậm tính nhân văn. Khách du lịch đến với quận Tây Hồ, ngoài việc được hưởng một bầu không khí trong lành, vãn cảnh đình, chùa, di tích lịch sử, thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương; còn được giới thiệu về một làng nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển hàng nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội ngày nay.

b7.jpg
Khôi phục, bảo tồn nghề làm giấy Dó truyền thống là sự chung tay và đầy nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương để giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội xưa.

Với vẻ đẹp bền bỉ, mộc mạc gắn với nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, giấy Dó phường Bưởi đã và đang dần trở lại, trở thành cầu nối giữa nghệ thuật đương đại và nghệ thuật truyền thống của Thủ đô. Vì vậy, việc khôi phục, bảo tồn nghề làm giấy Dó truyền thống là sự chung tay và đầy nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương để giữ lại nét đặc sắc mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội kiểm tra về phản ánh tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của sông Pheo
    Ngày 31/3, UBND Thành phố ban hành Công văn số 1167/UBND-TTĐT về việc kiểm tra thông tin báo chí phản ánh Lễ hội bơi Đăm, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của sông Pheo.
  • 7000 vận động viên tranh tài tại Giải Vô địch Quốc gia Marathon 2025
    Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 năm 2025 đã diễn ra thành công tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, từ ngày 28 đến 30/3/2025. Sự kiện tạo nên một ngày hội thể thao sôi động và đầy ý nghĩa, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương đăng cai tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO