Văn hóa – Di sản

Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ

T. Trang 12/05/2024 18:49

Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.

dc1.jpeg
Đền Đồng Cổ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đền Đồng Cổ được xây dựng năm 1028, thời Lý, thờ thần Trống đồng rất hiển linh, gắn liền với "Hội thề Trung hiếu" cùng đạo lý sâu sắc. Theo các sử sách, bia ký để lại, Hội thề đền Đồng Cổ do vua Lý Thái Tông (1028-1054) khởi xướng với mục đích răn dạy các quần thần tướng sĩ và con dân trong thiên hạ.

Thần Đồng Cổ hay còn gọi là thần Trống Đồng, vốn là vị thần được thờ ở đền Đồng Cổ thuộc núi Đồng Cổ (núi Khả Phong), tỉnh Thanh Hóa, thuộc bộ Cửu Chân. Thần đã xin theo giúp Vua Hùng đánh giặc ở Hồ Tôn. Khi thắng trận trở về, Vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn, cho đúc trống đồng và phong cho thần là "Đồng Cổ Đại vương".

Đền Đồng Cổ gắn với Thăng Long - Hà Nội suốt hàng nghìn năm lịch sử. Năm 1020, Thái tử Lý Phật Mã đã lập đền thờ tại xóm Đông, phường Yên Thái. Được kế vị vua cha, lên ngôi là vua Lý Thái Tông và văn võ bá quan về đền Đồng Cổ làm lễ tạ thần và tiến hành nghi lễ thề Trung Hiếu vào ngày 25/3 âm lịch, sau do trùng với ngày kỵ nên đổi sang ngày mùng 4/4 âm lịch. Từ đó hàng năm, người dân vẫn tổ chức lễ kỷ niệm Hội thề Trung Hiếu tại đây, nhằm thể hiện lòng trung thành với đất nước và lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

dc3.jpeg
Đền Đồng Cổ được ghi danh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2023.

Trong ngày lễ hội, một đàn cao được đắp trước đền, xung quanh cờ xí rợp trời, đội ngũ chỉnh tề, giáo gươm rợp đất. Giữa đàn là thờ vị thần Đồng Cổ, lư hương nghi ngút, quan giám thệ điều khiển hội thề.

Bách quan văn võ từ phía Đông đi vào đền, đến trước đàn, quì trước thần vị và đọc lời thề: "Làm con bất hiếu/Làm tôi bất trung/Thần minh tru diệt". Đến thời Trần và Lê, Hội thề vẫn được duy trì.

Việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa đền Đồng Cổ và lễ hội truyền thống Hội thề Trung hiếu là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản. Quận Tây Hồ cùng cộng đồng nhân dân tiếp tục bảo vệ, phát huy giá trị di sản để di sản tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy truyền thống văn hóa tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến

Lễ hội Đồng Cổ gắn với tục thờ trống đồng - biểu hiện sức mạnh vật chất tinh thần cổ truyền của dân tộc, thể hiện tâm thức về nguồn, vọng ngưỡng lòng trung thành, yêu nước của người Việt Nam.

Tục thờ trống đồng là một nét tín ngưỡng của người dân Việt cổ còn lưu lại ở đền Đồng Cổ. Quan niệm của người xưa, trống đồng không chỉ là một loại nhạc khí bình thường mà còn là một loại tế khí linh thiêng, đại diện cho mô hình vũ trụ của người Việt cổ và là biểu tượng quyền lực của triều đại Hùng Vương.

Trống đồng cũng chính là trục nối trời và đất, nối các vị thần với con người. Vì thế, ai nắm được trống đồng là nắm được quyền thông linh. Nhà Lý đã đặt yếu tố linh thiêng này vào việc thờ thần Đồng Cổ - vị thần bảo vệ trống đồng cùng với lời thề trung hiếu để ổn định xã hội, phát triển đất nước. Trải qua các triều đại trong lịch sử, từ thời Lý đến thời Trần Lê và thời đại Hồ Chí Minh đến nay, lời thề này vẫn còn nguyên giá trị.

dc2.jpeg
Nghi thức tế, lễ đặc sắc Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ, quận Tây Hồ.

Lễ hội diễn ra trong ba ngày. Ngày 10/5 (tức ngày 3/4) là nghi thức cúng lễ cáo yết, văn nghệ chào mừng. Ngày 11/5 (tức ngày 4/4) là nghi thức các dòng họ dâng lễ, khai mạc lễ hội, dâng hương, lễ thề, tế tửu Đại Vương, nhân dân dâng lễ, giao lưu cầu chinh. Ngày 12/5 (tức ngày 5/4) lễ tạ.

Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi Nguyễn Minh Hoài cho biết: Hàng năm tại nơi địa linh quốc lễ này, nhân dân vẫn tổ chức lễ kỷ niệm Hội thề Trung Hiếu, tái hiện lại lễ thề để mọi người thấm nhuần hơn nữa lòng trung thành với Tổ quốc Việt Nam và lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nét đẹp nhân văn ấy đã khắc sâu, in đậm trong tâm thức mọi người dân.

Phó Chủ tịch UBND phường Bưởi cũng khẳng định: Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ là hội thề mang nội dung, ý nghĩa giáo dục luân lý, đạo đức và truyền thống dân tộc rất sâu sắc, có tác dụng thường xuyên nhắc lại một truyền thống - một nguyên nhân sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam là “Đoàn kết - Thương yêu”.

Hội thề Đồng Cổ là hội thề mang nội dung, ý nghĩa giáo dục luân lý, đạo đức và truyền thống dân tộc rất sâu sắc, có tác dụng thường xuyên nhắc lại truyền thống, nguyên nhân của sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam là đoàn kết-thương yêu.

Lễ hội nhằm khơi dậy, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của ông cha; khẳng định bản sắc văn hóa về lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ; đồng thời, tôn vinh, gìn giữ và bảo tồn những nét độc đáo của Di sản Văn hóa Phi vật thể “Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2023.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO