Văn hóa – Di sản

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024

Đình Thế 19:49 09/05/2024

Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.

Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Phát biểu tại họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã đạt được những thành tựu nổi bật, từng bước khẳng định vị thế, củng cố thương hiệu Festival mang tầm quốc gia và có tính quốc tế, góp phần tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hoá đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn khi đưa người dân và du khách trở thành chủ thể sáng tạo lẫn chủ thể hưởng thụ.

Tại đây, không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn hay các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.

d6e415184901e85fb110.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương thông tin về Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Festival Huế 2024 theo định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các chuỗi lễ hội trải dài trong năm, từng bước xây dựng hệ thống chương trình lễ hội mới bao gồm: Lễ hội mùa Xuân - “Xuân Cố đô” (tháng 1 - 3) nổi bật là các hoạt động Tết cung đình, không gian văn hóa Tết truyền thống và các lễ hội dân gian vô cùng phong phú, độc đáo, thu hút sự hưởng ứng, tham gia của du khách.

Lễ hội mùa Hạ - “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4 - 6) với điểm nhấn Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 góp phần giới thiệu, quảng bá hướng đến xây dựng Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Lễ hội mùa Thu - “Huế vào thu” (tháng 7 - 9) trọng tâm là chương trình Tết Trung thu với Hội đèn lồng Huế 2024, kết hợp hoạt động Quảng diễn lân – sư – rồng đường phố, trưng bày, sắp đặt, rước đèn, trải nghiệm tết Trung thu truyền thống, giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa chơi Trung thu của người Việt.

Lễ hội mùa Đông - “Mùa đông xứ Huế” (tháng 10 - 12) điểm nhấn là Tuần lễ nhạc Huế 2024 và kết thúc bằng chương trình Countdown tạm biệt Festival Huế 2024 - chào đón năm mới 2025.

Đặc biệt, trên nền tảng kế thừa thành quả các kỳ festival trước, điểm nhấn của Festival Huế 2024 là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 mang chủ đề: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ 7 - 12/6.

Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 hứa hẹn đem đến cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo

Theo đó, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 gồm 9 sự kiện lớn diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm với không gian biểu diễn chính ở khu di sản Hoàng cung Huế và các không gian cộng đồng ở ven hai bờ sông Hương và các tuyến đường trung tâm TP Huế.

Trong đó, chương trình khai mạc được tổ chức lúc 20h ngày 7/6, tại không gian Điện Kiến Trung, mở màn cho chuỗi hoạt động sôi nổi của Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

khaimac-tuanlefestival-2.jpg
Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 là hoạt động hàng năm, thu hút nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” vào các buổi chiều ngày 8 và 10/6; chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế vào lúc 19h30 đến 23 giờ từ ngày 8 đến 11/6 tại các sân khấu cộng đồng ở quảng trường Quốc Học và công viên 3/2; chương trình âm nhạc “Đối thoại Trịnh Công Sơn - Tình Yêu Tìm Thấy” do Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế chủ trì phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và BamBoo Artists Agency thực hiện, diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 9/ 6 tại sân khấu Điện Kiến Trung (Đại Nội Huế).

Trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 còn có lễ hội ánh sáng , lễ hội bia, lễ hội ẩm thực chay và lễ hội hoa đăng, ngày hội "Sóng nước Tam Giang".

Chương trình nghệ thuật khép lại Tuần lễ Festival Huế 2024, diễn ra lúc 20h ngày 12/6/2024 tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế hứa hẹn là bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc, đậm chất riêng, tạo nên không gian giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, nơi trải nghiệm những sắc màu văn hóa của Cố đô Huế, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, là lời cảm ơn dành cho những người bạn gần xa. Tất cả cùng nhau sống trong những khoảnh khắc trọn vẹn, cùng hoà vào không khí sôi động của Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Bên cạnh các chương trình, hoạt động chính, còn có các hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa và nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng khác.

lehoiduongpho-2.jpg
Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 hứa hẹn đem đến cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ, độc đáo.

Festival Huế 2024 khẳng định sự quyết tâm xây dựng, giới thiệu, quảng bá hình ảnh cố đô Huế cũng như phát huy thương hiệu và vị thế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á dựa trên những giá trị nền tảng của văn hóa truyền thống và tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân vùng đất Cố đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • Lan toả yêu thương cho những nữ "chiến binh" ung thư tại chương trình QUEEN OF SMILES
    Ngày 20/10, Group WOMEN 30+ tổ chức Gala QUEEN OF SMILES để tôn vinh và chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực của các chị em phụ nữ, đồng thời lan toả thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
  • Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
    Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO