Đời sống văn hóa

Poster Festival Huế 2024: Lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạ tiết cung đình

Hương Giang 14/03/2024 12:56

Ban tổ chức Festival Huế vừa công bố poster Festival Huế 2024 và lấy cảm hứng từ các họa tiết cung đình với các ô cửa thể hiện tinh thần hội nhập, giao lưu để phát triển trên nền tảng di sản văn hoá Cố đô Huế.

429884388_923713396425473_1626624790369353186_n.jpg
Poster chính thức của Festival Huế 2024.

Ngày 14/3, Ban tổ chức Festival Huế cho biết, poster chính thức của Festival Huế 2024 đã được công bố vào ngày 7/3. Cụ thể, trung tâm của poster là cụm từ Festival Huế với chữ Huế cách điệu từ nghệ thuật khảm sành sứ cùng biểu tượng rồng - con giáp của năm 2024 - một biểu tượng xuất hiện phổ biến trên các di sản Huế, tượng trưng cho khát vọng thái hoà và phát triển.

Poster Festival Huế 2024 lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạ tiết cung đình được phục hồi trên công trình điện Kiến Trung, Đại nội Huế. Tái tạo từ đường nét, màu sắc hoa văn mang phong cách cung đình, poster có biểu tượng chính là các ô cửa nhằm thể hiện tinh thần hội nhập và giao lưu để phát triển trên nền tảng di sản văn hoá cố đô của Festival Huế.

Bên cạnh đó, poster sử dụng hình ảnh mai - liên - cúc – tùng tượng trưng cho sự hoà hợp âm dương của tứ thời - bốn mùa luân chuyển, tuần hoàn cùng Festival Huế. Các hoạ tiết từ cung Thiên Định, lăng Khải Định và điện Kiến Trung.

Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7 – 12/6/2024 quy tụ các đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ của Huế, Việt Nam và quốc tế với nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội cộng đồng. Festival Huế 2024 có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Thừa Thiên- Huế đang phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Poster Festival Huế 2024: Lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạ tiết cung đình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO