Sự kiện & Bình luận

Festival Huế 2024: Chuỗi các hoạt động bốn mùa “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”

Hà Oai 30/11/2023 16:39

Festival Huế 2024 bao gồm chuỗi các hoạt động liên tục, kéo dài trong năm 2024 và mở đầu bằng chương trình Khai hội - Lễ Ban Sóc (1/1), kết thúc bằng chương trình Countdown (31/12).

dsc04505.jpg
Chương trình lễ hội áo dài Festival Huế 2023.

Ngày 30/11, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình vừa ký và ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND ngày 22/11/2023 về việc tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024.

Với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2024 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm 2024 mở đầu bằng Chương trình Khai hội – Lễ Ban Sóc ngày 1/1 và kết thúc bằng Chương trình Countdown ngày 31/12 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7 – 12/6.

Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” diễn ra từ tháng trải dài suốt 3 tháng đầu năm 2024 (tháng 1 – 3) bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù với điểm nhấn là chương trình Khai mạc Festival Huế Bốn mùa 2024 và lễ Ban Sóc cùng nhiều hoạt động Tết cung đình và dân gian vô cùng phong phú, độc đáo với những tập tục đón Tết, những không gian văn hóa Tết truyền thống, các hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô Huế xưa kết hợp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên - Huế.

Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” diễn ra từ tháng 4 – 6 và lấy điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7 - 12/6 với các liên hoan Múa quốc tế, Lễ hội Điện Huệ Nam, triển lãm sinh cảnh và cổ vật... Lễ hội mùa Thu “Huế vào thu” diễn ra từ tháng 7 - 9 với điểm nhấn là các hoạt động vui Tết Trung Thu như Hội đèn lồng quốc tế Huế 2024 kết hợp với các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân…

Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” diễn ra từ tháng 10 – 12 với điểm nhấn là Tuần lễ Âm Nhạc quốc tế và Chương trình Countdown chào đón năm mới cùng một số hoạt động lễ hội mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn. Đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế.

Ngoài ra, Festival Huế 2024 còn có hàng chục chương trình hoạt động hưởng ứng như lễ hội Hoàng Mai, lễ hội hoa giấy Thanh Tiên, lễ hội Thanh Trà, triển lãm Mỹ thuật 2024… Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival Bốn mùa gồm chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội để Thừa Thiên - Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Festival Huế 2024: Chuỗi các hoạt động bốn mùa “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO