Nhiều điều mới lạ tại Festival Huế 2022

kinhtedothi| 24/06/2022 09:36

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi họp báo Tổ chức Festival Huế 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 25 - 30/6/2022.

Hướng đến giới trẻ nhiều hơn

Tại buổi họp báo chiều 20/6, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 chia sẻ thêm, dù sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng địa phương đã nỗ lực để tổ chức một Tuần lễ Festival 2022 thành công.

“Năm nay, Ban tổ chức hướng về lớp trẻ, tạo nên sự tươi mới hơn để chúng ta hướng về cộng đồng, giới trẻ nhiều hơn, kết hợp nét truyền thống với các loại hình nghệ thuật trẻ trung hơn trong các chương trình chính và trở thành đêm hội thực sự, sân khấu mở thực sự”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Đồng thời, đây là sự khẳng định cho nỗ lực của Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đưa cuộc sống trở lại bình thường sau đại dịch và là sự kiện góp phần kích cầu du lịch với mục tiêu phát triển du lịch “chủ động – bền vững – an toàn”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình thông tin tại buổi họp báo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2022  Nguyễn Thanh Bình thông tin tại buổi họp báo.

Tại buổi họp báo, ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng Ban thường trực Festival Huế đã thông tin về các hoạt động trong Tuần lễ Festival Huế 2022.

Theo đó, các chương trình, lễ hội chính bao gồm: Chương trình nghệ thuật khai mạc lúc 20 giờ ngày 25/6 tại Quảng trường Ngọ Môn; chương trình biểu diễn hàng đêm của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế (từ ngày 26/6 – 29/6/2022) tại sân khấu Quốc Tử Giám, Bia Quốc học, Cồn Dã Viên, Công viên 3/2, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ Lim.

"Tuồng Huế, Ngàn xưa âm vọng" là một trong những hoạt động nhằm tri ân tổ nghề Tuồng, tôn vinh di sản Tuồng cung đình Huế, phô diễn vẻ đẹp của trang phục, nghệ thuật vẽ mặt nạ Tuồng tại Tuần lễ Festival Huế 2022.

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” diễn ra lúc 16 giờ từ ngày 26 - 28/6/2022; Chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 27/6 tại sân khấu Ngọ Môn; Chương trình quảng diễn “Tuồng Huế, Ngàn xưa âm vọng” ngày 28/6 với Lễ hội rước mặt nạ Tuồng và trình diễn Tuồng Cung đình tại Thanh Bình Từ Đường đến Nghinh Lương Đình; Chương trình “Hoàng cung giao hòa” diễn ra ngày 29/6 tại Đại Nội; Lễ hội Bia từ 17 giờ 30 phút ngày 26/6; Đêm Gala giã bạn vào 19 giờ 30 phút ngày 30/6 tại cồn Dã Viên.

Hướng đến Festival bốn mùa

Bên cạnh đó, còn có hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa và rất nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng như: Lễ hội ẩm thực “Kinh đô Ẩm thực Huế với bốn phương”, “Chợ quê ngày hội”, Lễ hội ẩm thực đường phố, Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”, Hội chợ thương mại Quốc tế, Phố đêm Hoàng Thành, Giải đua thuyền SUP… Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt sự kiện trưng bày, triển lãm, hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau trong suốt thời gian diễn ra Festival.

Ngoài chương trình khai mạc được phát hành vé với số lượng có hạn, hầu hết chương trình nghệ thuật dọc theo bờ sông Hương đều miễn phí đối với tất cả người dân, du khách.

Festival Huế 2022 với hoạt động văn hóa, nghệ thuật hướng đến giới trẻ với các sân khấu mở nhiều hơn.
Festival Huế 2022 với hoạt động văn hóa, nghệ thuật hướng đến giới trẻ với các sân khấu mở nhiều hơn.

“Festival Huế 2022 là cơ hội để du khách thưởng thức sự giao thoa sống động giữa truyền thống và hiện đại, trải nghiệm những sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Du khách sẽ được đắm mình trong không gian cổ kính của một cố đô giàu bản sắc truyền thống, nhưng vẫn sáng bừng sức sống của một đô thị xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững”, ông Huỳnh Tiến Đạt khẳng định.

Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm: Việc định hướng tổ chức, tiếp cận mới về Festival Huế tổ chức trong suốt bốn mùa đã được ấp ủ bao nhiêu năm qua nhằm đổi mới cách thực hiện, tổ chức. Trong đó, mục tiêu cụ thể hướng đến lễ hội gắn với các sản phẩm phát triển du lịch mang tính cố định, lâu dài.

Festival Huế 2022 là sự kiện khởi đầu cho các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra bốn mùa, tạo thêm sản phẩm du lịch phục vụ du khách và công chúng khi đến cố đô Huế.
Festival Huế 2022 là sự kiện khởi đầu cho các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra bốn mùa, tạo thêm sản phẩm du lịch phục vụ du khách và công chúng khi đến cố đô Huế.

Festival Huế 2022 với chuỗi các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra quanh năm, cáchoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội mới được phân bố theo chủ đề từng mùa, tạo thêm sản phẩm du lịch phục vụ du khách và công chúng.

“Định hướng trong từng mùa sẽ có các hoạt động “đinh”, trong mỗi mùa nếu chúng ta tiếp cận đúng, chúng ta sẽ có sản phẩm phù hợp và hoạt động với các chủ đề tạo nên những sản phẩm lễ hội… Qua Tuần lễ Festival 2022 lần này, chúng tôi sẽ đúc rút những kinh nghiệm, tháng 10 sẽ rà soát lại và hoàn thiện trong các năm tiếp theo và sẽ công bố kịch bản cụ thể Festival Huế bốn mùa trong cuối năm 2022”, ông Nguyễn Thanh Bình nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, trong dịp này sẽ có trên 200.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham gia các hoạt động Tuần lễ Festival 2022. Sở cũng đã kết nối các đơn vị lữ hành, các địa phương hỗ trợ về thông tin về Tuần lễ Festival nhằm quảng bá đến các du khách. Đồng thời, kiểm tra và yêu cầu các cơ sở lưu trú đảm bảo các vấn đề để tạo điều kiện cho người dân, du khách đến Huế được đón tiếp chu đáo và nồng nhiệt nhất.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều điều mới lạ tại Festival Huế 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO