Ấn tượng đêm khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2022

kinhtedothi| 26/06/2022 16:12

Tuần lễ Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập” đã chính thức khai mạc vào tối nay (25/6) tại Quảng trường Ngọ Môn. Với “bữa tiệc” nghệ thuật âm thanh, ánh sáng đặc sắc, đậm chất văn hóa Huế đã đem đến cho khán giả những cảm xúc khó quên...

Đến dự đêm khai màn Tuần lễ Festival Huế 2022 có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Festival đặc biệt

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 chia sẻ: Trải qua hơn 20 năm, Festival Huế với giá trị thương hiệu của mình đã thật sự là một lễ hội văn hóa - nghệ thuật có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, góp phần giới thiệu tinh hoa văn hóa Huế, quảng bá điểm đến xinh đẹp, an toàn, thân thiện Cố đô Huế - Việt Nam, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với các hiệu ứng ánh sánh, âm thanh đã tô điểm Ngọ Môn - Huế lung linh đầy màu sắc và ấn tượng.
Với các hiệu ứng ánh sánh, âm thanh đã tô điểm Ngọ Môn - Huế lung linh đầy màu sắc và ấn tượng.

“Festival Huế 2022 sẽ tiếp tục khẳng định quyết tâm xây dựng Huế thành thành phố Festival của châu Á, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Festival Huế 2022 thực sự đặc biệt khi đây là lần đầu tiên trong sau 10 kỳ triển khai Festival, Huế đã định hình về một thành phố 4 mùa lễ hội. Với các lễ hội truyền thống từ cung đình, dân gian, tôn giáo, đến nghệ thuật đương đại được trải dài trong năm, phù hợp với thực tế địa phương, thuận tiện cho du khách và công chúng tham gia.

Khai màn là hòa tấu
Khai màn là hòa tấu "Đất nước thái hòa" với ước nguyện đất nước luôn hòa bình, an lạc và thái hòa.

Đồng thời, Festival Huế 2022 được tổ chức trong bối cảnh TP Huế mở rộng địa giới hành chính. Toàn tỉnh phấn đấu đến 2025 xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đây cũng là năm gắn với Kỷ niệm 335 năm chúa Nguyễn Phúc Thái chọn Phú Xuân làm thủ phủ Xứ Đàng Trong, từ đó trở thành Kinh đô của nhà Tây Sơn và kinh đô nước Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Những tà áo dài xuyên suốt chương trình nghệ thuật trở thành biểu tượng của Huế - kinh đô áo dài.
Những tà áo dài xuyên suốt chương trình nghệ thuật trở thành biểu tượng của Huế - kinh đô áo dài.

Trao đổi trước đêm khai mạc, ông Nguyễn Thanh Bình cho biết: Khác với các kỳ festival trước, Festival Huế 2022 là chuỗi các hoạt động được tổ chức xuyên suốt quanh năm, mở đầu bằng chương trình công bố lịch trình Festival Huế 2022 gắn với Lễ Ban sóc diễn ra ngày 1/1, kết thúc bằng chương trình Countdown ngày 31/12/2022.

Vì vậy, với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức, Ban tổ chức đã xây dựng chương trình khai mạc, là chương trình nghệ thuật mở màn cho chuỗi hoạt động festival nghệ thuật đã được định vị của Huế với hình thức mới, kết hợp đêm khai mạc với lễ hội Áo dài đặc trưng của các kỳ Festival Huế thành một chương trình ca múa nhạc và áo dài khai mạc cho tuần Festival Huế 2022.

Đêm của sắc màu

Với thời lượng 90 phút, chương trình khai mạc Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là những chương trình nghệ thuật diễn xướng tổng hợp, chất lượng cao gắn với ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ biểu diễn tiên tiến, đa sắc màu, phô diễn tinh hoa của các loại hình nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật đương đại.

Festival Huế 2022 khẳng định tiếp tục giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới.
Festival Huế 2022 khẳng định tiếp tục giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới.

Những tiết mục được chọn lọc của các lực lượng nghệ thuật quốc tế và trong nước, các nghệ sĩ và nhóm nghệ sĩ chất lượng cao, nhà thiết kế, người mẫu chuyên nghiệp và diễn viên quần chúng. Chương trình thể hiện nét tươi mới, vừa kế thừa tinh hoa của các kỳ festival trước, vừa là sân chơi nghệ thuật cho các nghệ sĩ trẻ. Chương trình còn thể hiện ước mong vươn tới phát triển đi lên của Thừa Thiên Huế, với hình tượng chim phượng hoàng và cây ngô đồng xuyên suốt chương trình.

Festival Huế 2022 đồng thời tôn vinh một “Huế - Thành phố xanh” phát triển bền vững, thể hiện những ước vọng về Huế - Thành phố Festival của châu Á.
Festival Huế 2022 đồng thời tôn vinh một “Huế - Thành phố xanh” phát triển bền vững, thể hiện những ước vọng về Huế - Thành phố Festival của châu Á.

Mở màn với lời khai từ bằng hình ảnh trình chiếu 3D Mapping trên lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn và âm thanh của hòa tấu “Đất nước thái hòa” như lời mong ước đất nước Việt Nam luôn bình yên, an lạc, thái hòa.

Xuyên suốt trong chương trình là các tiết mục sẽ tái hiện TP Huế đẹp như một “Bài thơ đô thị”, ngợi ca về một vùng đất di sản, là sự kết nối xanh giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại có bề dày truyền thống nơi “Tinh hoa hội tụ”, đồng thời tôn vinh một “Huế - Thành phố xanh” phát triển bền vững, thể hiện những ước vọng về Huế - Thành phố Festival của châu Á cùng đất nước Việt Nam tỏa sáng chào đón tương lai rạng ngời.

Chương trình nghệ thuật mở màn chính thức mở ra các chuỗi hoạt động festival nghệ thuật đã được định vị của Huế tổ chức với hình thức mới - Thành phố của 4 mùa lễ hội.
Chương trình nghệ thuật mở màn chính thức mở ra các chuỗi hoạt động festival nghệ thuật đã được định vị của Huế tổ chức với hình thức mới - Thành phố của 4 mùa lễ hội.

Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ: Thực sự là một đêm hội của ánh sánh, âm thanh và các chương trình nghệ thuật. Nhiều lần đến với Huế nhưng đây là lần đầu tiên mình được tham dự đêm khai mạc đầy ấn tượng như vậy.

Cùng với những tà áo dài xuất hiện trong chương trình cũng như trình diễn các bộ sưu tập áo dài lần nữa như lời khẳng định Huế không chỉ là nơi khởi nguồn của áo dài mà Huế còn là kinh đô của áo dài Việt Nam.

Ngày nay, chính quyền và người dân Huế tiếp tục nỗ lực xây dựng Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước. Huế là sự kết nối xanh  giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái thâm trầm của Cố đô với sôi nổi của đổi mới, phát triển.

Như lời ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã bày tỏ: Festival Huế 2022 tiếp tục giữ cốt cách truyền thống nhưng cách thể hiện luôn luôn mới, là sự hội tụ tinh hoa tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia gắn với giao lưu, hợp tác văn hóa quốc tế, hướng đến sự tham gia của cộng đồng để Nhân dân và du khách vừa là người thực hiện, vừa là chủ thể sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Ấn tượng đêm khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO