Y tế - Giáo dục

Lưu học sinh Lào đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế

Hương Giang 15:11 14/04/2024

Hàng trăm lưu học sinh Lào đang sinh sống, học tập tại tỉnh Thừa Thiên Huế rạng rỡ cười tươi và tham gia đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế

img_9719.jpg
Đại biểu dự lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 tại Cố đô Huế.

Tối ngày 13/4, Trường Cao đẳng Huế và Ban đại diện lưu học sinh Lào tại Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 (Phật lịch 2567) cho lưu học sinh Lào đang sinh sống và học tập ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tết cổ truyền Bunpimay của Lào diễn ra từ ngày 13 - 16/4 dương lịch hàng năm. Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi và tiếp thêm động lực cho các em trong học tập và thắt chặt tình hữu nghị đoàn kết giữa hai nước Việt – Lào, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với các đơn vị tại Thừa Thiên Huế tổ chức lễ chào đón năm mới cho khoảng 300 lưu học sinh Lào đang sinh sống và học tập ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giới thiệu về lịch sử của Tết cổ truyền Bunpimay, chị Baelavanh Thongthit - Trưởng Ban đại diện lưu học sinh Lào tại Thừa Thiên Huế cho biết, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào nhau để cầu may, chúc phúc cho cả năm.

Tết Bun Pimay thường diễn ra trong ba ngày, trong đó ngày đầu tiên là chuẩn bị nước thơm và hoa, buổi chiều người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật, nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để xức vào người làm phước.

Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Lễ hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi như người trẻ tuổi té nước cho người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính, chúc sống lâu và thịnh vượng. Không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.

Cũng theo Trưởng Ban đại diện lưu học sinh Lào tại Thừa Thiên Huế, trong ngày Tết người Lào rất thích ăn món lạp với xôi nóng, ngày Tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Trong suốt ba ngày tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

img_9733.jpg
Các điệu múa của em lưu học sinh Lào tại Huế.
img_9755.jpg
Múa lăm vông của lưu học sinh Lào.
img_9760.jpg
Nét đẹp văn hóa Lào tại Cố đô Huế.
img_9820.jpg
Biểu diễn trang phục Lào.
img_9795.jpg
Nam học sinh trình diễn trên sân khấu tại Huế trong dịp Tết cổ truyền.
img_9804.jpg
Vẻ đẹp truyền thống của các cô gái Lào trong ngày Tết Bunpimay.
img_9920.jpg
Nghi thức truyền thống của Tết cổ truyền Bunpimay đã được tổ chức trang trọng và ấm áp.

Nhân dịp năm mới, chị Baelavanh Thongthit thay mặt toàn thể lưu học sinh trân trọng biết ơn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, quý thầy cô giáo, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã luôn yêu thương, đùm bọc, dạy dỗ… Được biết, hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đào tạo hàng nghìn lưu học sinh Lào. Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp các học bổng cho các tỉnh Salavan, Sêkong, Champasak, Khammuon, Savannakhet của nước bạn Lào về đào tạo tiếng Việt và học tiếp chuyên ngành cao đẳng, đại học.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
  • Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh: Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mê Linh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và ấn tượng, thu hút sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, học sinh và nhân viên làm công tác giáo dục trên đại bàn huyện. Những hoạt động này không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp trong ngành giáo dục Mê Linh.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên khối 1, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Lưu học sinh Lào đón Tết cổ truyền Bunpimay ở Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO