Đời sống văn hóa

Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 gắn với kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế 

KT 19:54 24/03/2023

Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế ngày 24/3, Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 với chủ đề “Kinh thành tỏa sáng” gắn với Lễ kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO vinh danh.

le-hoi-mua-ha.jpg
Lễ hội mùa hạ gắn với kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh (ảnh: hanoimoi.com.vn)

Trong khuôn khổ Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa, Lễ hội mùa hạ với chủ đề “Kinh thành tỏa sáng” sẽ diễn ra từ 1-4 đến 30-6 tại thành phố Huế, cùng chuỗi sự kiện, hoạt động đặc sắc tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa.

Trong khuôn khổ sự kiện này, sẽ có chương trình nghệ thuật kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại diễn ra ngày 15-6 và Hội thảo “20 năm thực hiện Công ước bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và công tác bảo tồn, phát huy giá trị bền vững di sản văn hóa thế giới ở Huế - từ chặng đường 30 năm hướng đến hành trình mới” diễn ra ngày 16-6.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết sẽ phối hợp UBND Tp. Huế và Hiệp hội Du lịch tổ chức “Lễ hội Chào Hè Huế 2023” với chương trình Carnival Sắc màu du lịch. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi lễ hội, sự kiện của ngành Du lịch Thừa Thiên Huế trong năm 2023 và hưởng ứng Festival Huế 2023, nhằm đem lại không khí tươi vui, phấn khởi cho các doanh nghiệp du lịch chuẩn bị chào đón mùa du lịch Hè ở Thừa Thiên Huế, đồng thời tạo hiệu ứng truyền thông thu hút khách du lịch đến tham quan địa phương.

Chương trình Carnival dự kiến quy tụ gần 300 người đến từ các doanh nghiệp du lịch, sinh viên một số trường đại học và các nghệ sĩ đến từ các vũ đoàn bán chuyên và chuyên nghiệp hóa trang, trình diễn trang phục đặc trưng của các quốc gia có thị trường khách du lịch đến Thừa Thiên Huế, như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh và một số nước châu Âu cũng như khu vực khác.

Từ những thành quả, kinh nghiệm thu được, Festival Huế 2023 sẽ tiếp tục khai thác các hình thái lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống hiện có, đồng thời từng bước xây dựng các chương trình lễ hội mới, phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành sản phẩm du lịch lễ hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ban tổ chức, khác với mọi lần, Festival Huế 2023 với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”, gồm hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm theo định hướng bốn mùa: “Xuân Cố đô”; mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng”; “Huế vào Thu”; “Mùa Đông xứ Huế” do các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế thực hiện, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng miền, quốc gia nhằm giao lưu, hợp tác văn hóa, tôn vinh, quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất Cố đô văn hiến với 7 di sản được UNESCO vinh danh.

Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival Bốn mùa là chuỗi hoạt động lễ hội trải dài trong năm, nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, trong đó khai thác thế mạnh về danh lam thắng cảnh, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Theo đó, cùng với Lễ hội mùa xuân, Lễ hội mùa hạ, Festival Huế 2023 còn có Lễ hội mùa thu (trong 3 tháng: 7, 8, 9) có chủ đề "Huế vào thu" và Lễ hội mùa đông (trong 3 tháng: 10, 11 và 12) có chủ đề “mùa đông xứ Huế”.

Bài liên quan
  • Tháng ba nhớ về Lễ hội chùa Láng
    Hội Láng xưa là lễ hội lớn nhất kinh thành Thăng Long, thường diễn ra trong 10 ngày. Đặc biệt, vào những năm đại hội “phong đăng, hỏa cốc” (10 - 15 năm) mới rước Thánh một lần. Ngày nay, hội Láng chỉ tổ chức trong 3 ngày (từ mùng 6 - 8 tháng ba) nhưng chỉ là hội lệ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội mùa hạ - Festival Huế 2023 gắn với kỷ niệm 30 năm quần thể di tích Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO