Đời sống văn hóa

Tháng ba nhớ về Lễ hội chùa Láng

Kim Thoa 20/03/2023 15:32

Hội Láng xưa là lễ hội lớn nhất kinh thành Thăng Long, thường diễn ra trong 10 ngày. Đặc biệt, vào những năm đại hội “phong đăng, hỏa cốc” (10 - 15 năm) mới rước Thánh một lần. Ngày nay, hội Láng chỉ tổ chức trong 3 ngày (từ mùng 6 - 8 tháng ba) nhưng chỉ là hội lệ.

30-3-1-le-hoi-chua-lang.png
Hội Láng xưa là lễ hội lớn nhất kinh thành Thăng Long, thường diễn ra trong 10 ngày. (ảnh: internet)

Chùa Láng (hay còn gọi là chùa Cả, Chiêu Thiền tự) được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Chùa ở trên phần đất số 112 phố Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội). Ngoài thờ Phật, chùa còn là nơi thờ vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh và hiện thân của ngài là vua Lý Thần Tông.

Chùa Láng là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.

Từ lâu, dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Nhớ ngày mùng bảy tháng ba. Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy”.

Theo tập quán từ lâu đời, hằng năm cứ đến ngày mùng bảy tháng baa âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, đó cũng là ngày đồng thời Vua Lý Thần Tông được sinh ra, nên ngày này được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và Hội chùa Thầy.

Bắt đầu từ chiều mùng 6 tháng Ba, ba thôn làng Láng xưa gồm Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ mang lễ lên chùa và đặt lên kiệu để bắt đầu đoàn rước với đội múa lân, rồng náo nhiệt. Nghi thức quan trọng nhất là lễ mộc dục diễn ra vào đúng 0 giờ mùng 7 tháng Ba. Sau khóa cúng Thánh, 5 bậc cao niên vào cung để bao sái đức Thánh và phong áo long bào, đội mũ miện, đi hia rồng nhằm tái hiện sự tái sinh của thiền sư Từ Đạo Hạnh thành vua Lý Thần Tông. Đây được coi là nghi lễ đặc sắc nhất của hội Láng. Ngày mùng 7 chính hội, hậu cung được mở để người dân dâng hương lên đức Thánh. Sau đó là lễ tế với nghi thức đọc chúc văn nêu công của đức Thánh đối với dân làng và cầu mong ngài phù hộ cho mưa thuận gió hòa, dân khang, vật thịnh. Tối mùng 7, các pháp sư thực thiện nghi thức Dẫn lục cúng.

Hội Láng có nhiều trò vui, đặc biệt là tục thổi cơm thi. Người chơi được chuẩn bị một nồi đất và một bếp củi nhỏ. Họ phải vừa đi vừa múa quanh nhà Bát giác, vừa nấu cơm chín đúng thời gian quy định. Những người tham gia đều cố gắng nấu cơm ngon nhất dâng lên đức Thánh. Những nồi cơm đạt giải cao được chia đều cho người dự hội để lấy may mắn.

Theo tục cổ truyền, trước ngày hội bản tự trụ trì và các chức sắc trong làng làm Lễ ‘‘Mộc Dục’’. Trong lễ hội có rước Đức Thánh Từ lên Chùa Hoa Lăng thăm Thánh Phụ, thánh Mẫu và diễn thuật lại sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch (tại Ngõ Vụt - Quan Hoa).

Khi kiệu rước từ Chùa Láng ra cổng Cót, kiệu không đi trên cầu mà lội qua sông Tô Lịch gọi là Độ Hà rồi dừng lại trên ‘‘Hòn Ngọc’’ để Hàng Đô chuyển tiếp sang bờ bên sông, có đội múa rồng xung quanh Hòn Ngọc. Theo tục lệ, năm nào gặp hạn hán thì ngày 6 tháng 3 Âm lịch kiệu rước Đức Thánh về thăm cha ở làng Mọc - Thượng Đình.

Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu, đặc biệt có tục thổi cơm thi, vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát…

Sau lễ rước, từ ngày mùng 8 trở đi các chức sắc, kỳ mục, tư văn phụ lão của xã và ba thôn lần lượt lên tế lễ tại Chùa Nền, Chùa Láng, Đình Ứng Thiên (Láng Hạ). Đây là nét độc đáo Chùa thờ Thánh được coi như Đình chỉ ở Chùa Nền, Chùa Láng mới có. Đến ngày 15 tháng 3 làm lễ giải phục (Giã hội).

Ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 4611/QĐ-BVHTTDL cấp Bằng chứng nhận Lễ hội Chùa Láng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc đón nhận Bằng chứng nhận là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, nhân dân phường Láng Thượng nói riêng, quận Đống Đa nói chung, khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của Lễ hội chùa Láng, góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

Bài liên quan
  • Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất
    Định kỳ 3 năm, vào ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch, cán bộ và Nhân dân thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tưng bừng mở hội đền Lê để tưởng nhớ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Nét đẹp văn hóa được địa phương gìn giữ, phát huy từ nhiều năm nay.
(0) Bình luận
  • Đền Rừng: Những suất cơm nghĩa tình trong mùa Phật Đản
    Ngày 13/5/2025, trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh và thấm đẫm tinh thần từ bi của mùa Phật Đản, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) đã diễn ra một hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn và giàu giá trị văn hóa. Hoạt động do sự chung tay của đền Rừng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và chùa Đông Các Tự (La Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) khởi xướng cùng sự góp sức âm thầm của đông đảo phật tử, thiện tín gần xa.
  • Chùm ảnh Xá lợi Đức Phật được cung rước về chùa Quán Sứ
    Chiều ngày 13/5, vào lúc 15 giờ, xá lợi Đức Phật được cung rước từ Sân bay Nội Bài đi qua các tuyến đường quan trọng của Thủ đô như: Cầu Nhật Tân - đường Võ Chí Công - đường Đào Tấn - đường Kim Mã - đường Lê Duẩn - đường Trần Nhân Tông - đường Trần Bình Trọng - Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô - chùa Quán Sứ.
  • Nhiều bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
    Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các tỉnh, thành phố tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 16 - 20/5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, TP. Vinh, Nghệ An.
  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025: 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình
    Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hải Phòng cho biết, Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 với chủ đề “Hải Phòng – 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình” diễn ra vào ngày 13/5/2025.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội
    Nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với nhân dân Thủ đô Hà Nội và bạn bè quốc tế, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” từ ngày 16/5/2025 đến 18/5/2025 tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô Hà Nội.
  • Triển lãm văn hoá Phật giáo Đại lễ Vesak 2025
    Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại TP.HCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm “Văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc, Di sản”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tháng ba nhớ về Lễ hội chùa Láng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO