Hà Nội xưa - nay

Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất

KT 19:42 11/03/2023

Định kỳ 3 năm, vào ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch, cán bộ và Nhân dân thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tưng bừng mở hội đền Lê để tưởng nhớ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Nét đẹp văn hóa được địa phương gìn giữ, phát huy từ nhiều năm nay.

335073100-599989495355331-2576946388842892771-n-1.jpg
Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (ảnh: sovhtt.hanoi.gov.vn)

Ngôi Đền nằm ở tả ngạn sông Tích, tại thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Xưa gọi là thôn Hạnh Đàn hay kẻ Sàn.

Được xây dựng thời Lê Trung Hưng, cách đây khoảng gần 400 năm; du khách đến đây rất ấn tượng bởi ở một làng nhỏ nhưng có một cụm văn hóa lịch sử tiêu biểu của một vùng đất xứ Đoài: đình, đền và chùa. Nhân dân gọi là đền Lê vì được xây dựng ở thời Vua Lê, nhưng thờ Thái Vương Trịnh Kiểm.

Hàng năm, khi nhà Lê -Trịnh trị vì Thăng Long, triều đình về đây làm Quốc lễ, ngày 18-2 Âm lịch. (Từ Thăng Long tới Lại Thượng khoảng 35 km). Quần thể Đền Lê khi xây dựng có diện tích 3 ha, trên một ngọn đồi cao ráo, bề thế, khang trang, tường xây bằng đá ong vững chắc, phía trước là đại bái, hai bên có tả hữu mạc, hệ thống cổng rất uy nghi…đằng sau có 2 ao nước trong, được nhân dân gọi là ao Quan ( các quan trước khi làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ ở 2 ao này). Bia đá có chữ” Hạ mã ” cách Đền gần 200m.

Thời kỳ chiến tranh Trịnh – Mạc, quân đội của nhà Trịnh đóng quân ở đây, tích luỹ lương thảo, tuyển mộ thêm quân…để tiến đánh Thăng Long. Đến thời kỳ Chúa Trịnh Tùng, thì phá xong quân Mạc, đất nước thái bình. Để tưởng nhớ công lao của Thái Vương, nhà vua đã cho xây dựng Đền Lê tại thôn Lại Thượng và hàng năm các quan trọng thần của triều đình từ Thăng Long về đây tổ chức Quốc Lễ. Ngôi đền hiện đã có nhiều thay đổi theo thời gian, diện tích còn lại khá khiêm tốn, vẫn còn các di tích quan trọng như ; bức tượng chúa Trịnh Kiểm bằng đất nện rất uy nghi, bát hương cổ và ngôi nhà dọc kiểu ” tiền đao, hậu đốc”, vì kèo kiểu “Thượng chồng rường con nhị, hạ rường nách”…

Nhân dân địa phương hàng trăm năm nay vẫn tổ chức lễ hội đúng ngày mất của Thái Vương chu đáo. Điều đặc biệt là trong xã Lại Thượng, không có ai là người họ Trịnh. Các công việc như cầu mong phúc, lành, học hành của con trẻ…nhân dân đều đến đây hành lễ và đều được linh ứng. Các gia đình sống trong khuôn viên cũ của ngôi Đền thường gắp các điều kỳ lạ, rất khó giả thích. Và mọi người đều có nhận xét là Ông rất thiêng.

Năm 2005, ngôi Đền đã được nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử- Văn hoá.

Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đền vẫn giữ được tường, móng, hình dáng không thay đổi. Tượng thần và đồ thờ vẫn được bảo lưu nguyên vẹn. Vào những ngày tuần tiết, đền mở cửa đón khách, Nhân dân địa phương và con cháu các chi họ Trịnh về tế lễ, chiêm bái. Năm 2016, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho phép sửa chữa cấp thiết và trùng tu phần gỗ. Nhân dân địa phương, doanh nghiệp, các chi họ Trịnh, nhà hảo tâm đã công đức tiền, rồng đá, bậc đá, chiếu Cửu long tranh châu bằng đá, bức bình phong đá… trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Năm 2022, Nhân dân địa phương lát lại sân đền, làm cổng, cột cờ và lắp camera an ninh trị giá 100 triệu đồng.

Năm Quý Mão 2023, kỷ niệm 453 năm ngày mất của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và 395 năm xây dựng đền Lê, Ban Quản lý di tích đền Lê long trọng tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của Ngài; đồng thời giúp Nhân dân ôn lại nét đẹp truyền thống lịch sử cách mạng và văn hóa của quê hương; thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa, xây dựng nông thôn mới; khích lệ tinh thần công đức chung tay bảo vệ di tích; tăng cường tình đoàn kết giữa Nhân dân địa phương với các thế hệ con cháu dòng họ Trịnh.

Lễ hội đền Lê gồm phần lễ được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm; phần hội đảm bảo vui tươi, lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục. Ngày 16 tháng 2 diễn ra hội thi dập sào đánh cá trên sông Tích; giao lưu văn nghệ quần chúng. Ngày 17 tháng 2, rước cỗ chay từ đền vào đình, chùa; Nhân dân và du khách dâng lễ vào đền; các xóm rước kiệu cỗ chay về đền; văn nghệ dâng hương; thi vòng loại kéo co nam, nữ. Ngày 18 tháng 2 (chính hội) tổ chức tế chính tiệc (buổi sáng); tế tạ (buổi chiều); thổi cơm thi; chung kết kéo co; trao giải thưởng các môn thi đấu. Trước khi diễn ra lễ hội ít ngày, thôn Lại thượng tổ chức giải Bóng đá Thanh niên mở rộng, giải Bóng đá lão niên, giải Bóng chuyền hơi nữ… chào mừng lễ hội đền Lê.

Lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm để lại cho cán bộ, Nhân dân thôn Lại Thượng và khách thập phương là không khí tưng bừng của lễ hội, là cảm xúc hân hoan, phấn khởi hiện lên trên gương mặt mỗi người, bỏ lại sau lưng mọi lo toan bộn bề cuộc sống. Ai cũng mong ước có được một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt; Nhân dân có cuộc sống hạnh phúc, ấm no; xóm làng đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh và chuẩn bị tâm thái sẵn sàng cho mùa hội tới.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO