Hà Nội xưa - nay

Lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần tại đền Voi Phục

Kim Thoa 13:03 02/03/2023

Hằng năm, cứ đến ngày 10 tháng Hai âm lịch, quận Ba Đình (Hà Nội) lại tổ chức lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần tại đền Voi Phục.

voi-phuc-4084.jpg
Lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần tại đền Voi Phục (ảnh: giaoducthoidai.vn)

Đền Voi Phục- Thủ Lệ là một trong “Thăng Long tứ trấn” của thành Thăng Long xưa. Đền được lập từ đời vua Lý Thánh Tông (năm 1065) ở phía tây kinh thành Thăng Long thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền thờ Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, người đã giúp nhà vua đánh tan quân Tống sang xâm lược nước ta trên vùng đất Thăng Long xưa. Với những giá trị tiêu biểu, trường tồn di tích đền Voi Phục-Thủ Lệ đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1962.

Theo hồ sơ di tích, Đức Thánh vốn là hoàng tử thứ tư của Vua Lý Thánh Tông, mẹ là Hoàng phi họ Nguyễn (thường gọi là Hạo Nương, người làng Đồng Đoàn, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây – nay là làng Bồng Lai, xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội). Linh Lang Đại vương sinh ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân. Tương truyền, hoàng tử Hoằng Chân sinh ra đã có diện mạo khôi ngô, tuấn tú. Suốt tuổi thơ, hoàng tử sống trong cung cùng mẹ ở khu Thị Trại (nay là phường Thủ Lệ). Lớn lên, Hoằng Chân tỏ rõ là chàng trai văn võ song toàn.

Thuở ấy, giặc Tống liên kết với quân Chiêm Thành kéo hàng vạn hùng binh bao vây chiếm đánh Đại Việt, thế giặc khi ấy rất mạnh. Nhà vua bèn xuống chiếu mời nhân tài đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả của nhà vua đi ngang qua Thị Trại, hoàng tử Hoằng Chân nhờ sứ giả về tâu với Vua chuẩn bị cho mình một lá cờ hồng, một cây giáo dài, một thớt voi. Sứ giả vui mừng vội về tâu lại với nhà vua. Nhà vua bèn cấp đủ những thứ hoàng tử Hoằng Chân yêu cầu, ngoài ra còn cấp thêm hơn năm ngàn binh mã. Nhận được đồ vật vua ban, Hoằng Chân bèn thét lớn: “Ta là thiên tướng”. Con voi nghe tiếng thét bèn phủ phục xuống để hoàng tử ngự lên. Trên lưng voi, hoàng tử Hoằng Chân chỉ đạo hơn năm ngàn binh mã vua ban và 121 nghĩa sĩ của Thị Trại đánh thẳng vào nơi giặc đồn trú.

Giặc Tống thấy quân ta hùng dũng xông tới, nghe tiếng voi gầm ngựa hí thì hồn siêu phách tán, bỏ cả gươm giáo tháo chạy thoát thân. Trận ấy, hoàng tử và ba quân ca khúc khải hoàn. Nhà vua rất đỗi vui mừng, cho mở yến tiệc khao quân. Sau buổi yến tiệc, nhà vua tỏ ý muốn nhường ngôi cho hoàng tử Hoằng Chân, nhưng hoàng tử không nhận. Sau đó ít lâu, hoàng tử Hoằng Chân lâm bệnh nặng. Nhà vua truyền ngự y đến cứu chữa cho ngài, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Không lâu sau, hoàng tử qua đời. Nhà vua tiếc thương, bèn phong hoàng tử Hoằng Chân làm Linh Lang Đại vương, cho lập đền thờ ngay tại Thị Trại, đổi tên Thị Trại thành ra Thủ Lệ, lại xuống chiếu cho người dân làng ấy được hưởng “Hộ nhi sở tại”, tức là được miễn phu phen, tạp dịch muôn đời để chuyên tâm thờ phụng Linh Lang Đại vương.

Để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương  vua Lý Thánh Tông đã sắc phong “Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần” cho xây ngôi đền trên gò Long Thủ, nay là đền Voi Phục, để thờ phụng Ngài. Các đời Trần, Lê, Đức Thánh đều rất linh ứng phò giúp nước, giúp dân, dẹp giặc ngoại xâm nên đều được bao phong mỹ tự, sánh cùng trời đất, muôn thuở lưu truyền.

Lễ hội đền Voi Phục là một trong những lễ hội có quy mô tổ chức lớn so với các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời có quy mô lớn nhất so với các lễ hội của Trấn Đông, Trấn Nam và Trấn Bắc. Theo tục lệ, công tác chuẩn bị lễ hội rất công phu từ đồ tế lễ, cắt cử người tham gia rước kiệu, trang hoàng đường xá, lễ tiết được thực hiện thận trọng và nghiêm ngặt. Bên cạnh phần lễ, phần hội gồm có các trò chơi dân gian, được diễn ra tại khu vực sân lễ hội cùng với các hoạt động hát quan họ và ca múa nhạc chào mừng. Lễ hội có sự tham gia đông đảo của nhân dân các địa phương cùng thờ Đức Thánh cũng như quê mẹ Bồng Lai, thể hiện tinh thần giao hảo, keo sơn.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến khẳng định, lễ hội truyền thống là dịp ôn lại công lao của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, người có công trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc, đồng thời, tri ân Đức Thánh và các anh hùng, liệt sĩ của dân tộc đã hy sinh trong các thời kỳ chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và giáo dục truyền thống yêu nước, giữ nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Qua đó, tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền Voi Phục.

Để xứng đáng với sự hy sinh, công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, các bậc tiền nhân, Chủ tịch UBND quận Ba Đình nhấn mạnh, năm 2023, hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân quận Ba Đình sẽ tiếp tục giữ vững đoàn kết thống nhất, quyết tâm hoàn thành xuất sắc 30 chỉ tiêu trong công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa, an ninh - quốc phòng, 10 mục tiêu phấn đấu trên các lĩnh vực năm 2023.

Lễ hội năm nay được tổ chức với các nghi lễ trang trọng, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với công lao Đức Thánh Linh Lang Đại Vương.

Đây cũng là dịp để cán bộ và nhân dân quận Ba Đình thể hiện tình cảm và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đạo lý cao đẹp của dân tộc, nhất tâm thực hiện chu đáo các nghi thức truyền thống của ông cha, xứng danh với bề dày của Ba Đình lịch sử.

Bài liên quan
  • Nét đẹp văn hoá truyền thống ở lễ hội đình Yên Phụ
    Đình Yên Phụ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra hồ Tây, thuộc địa phận làng Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đình thờ Uy Đô Linh Lang, là vị hoàng tử, con trai của vua Trần Thánh Tông. Uy Đô Linh Lang là vị anh hùng của dân tộc, đã có công lao lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
(0) Bình luận
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Phố Châu Long - ký ức đẹp Hà Nội một thuở
    Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, phố Châu Long (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn giữ lại vẻ đẹp của một Hà Nội xưa sâu lắng, sang trọng mà gần gũi, kiêu sa mà mộc mạc… trong ký ức của những người yêu biết bao nhiêu mảnh đất ngàn năm văn hiến này.
  • Chợ Bắc Qua và ký ức gánh hàng của mẹ
    Mỗi lần có dịp đi qua chợ Bắc Qua, tôi lại nhớ hình dáng mẹ với đôi quang gánh trên vai chở những lo toan cho gia đình những năm 80, 90 của thế kỷ trước.
  • Ra mắt Trung tâm Thiết kế sáng tạo làng nghề đầu tiên tại Bát Tràng
    Trong khuôn khổ Lễ khai hội làng gốm cổ Bát Tràng, UBND xã Bát Tràng đã ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch (gọi tắt là Trung tâm Thiết kế sáng tạo).
  • Làng nghề bánh cuốn Thanh Trì đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội"
    Ngày 9/3, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” đối với làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, phường Thanh Trì.
  • Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Ngày 17/2, tại di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia Đình Phú Gia, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Xôi Phú Thượng lần thứ VII và công bố Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương  tại đền Voi Phục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO