Chùa Châu Long xưa kia là một gò đất ăn ra giữa hồ Trúc Bạch

Kim Thoa| 13/02/2023 08:32

Đầu thế kỷ 19, chùa thuộc đất thôn Châu Long, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức cũ. Thời Pháp thuộc, cổng chùa mở ra phố Châu Long. Ngày nay, cổng mới ở số 112 phố Trấn Vũ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

dsc_0075.jpg
Chùa Châu Long xưa kia là một gò đất ăn ra giữa hồ Trúc Bạch

Theo sách “Tây Hồ chí”, chùa Châu Long là nơi công chúa Khiết Cô - con gái vua Trần Nhân Tông xuất gia và tu tập. Sau này, vua muốn công chúa về cung để gả chồng nhưng nàng không chịu và trốn đến châu An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) để tiếp tục tu. Khi công chúa mất, các môn đồ đã xây tháp mộ và dựng tượng thờ ở Phúc Lâm tự. Các vương triều sau đó sắc phong nàng là Linh Thông Công chúa. Đến thế kỷ XX, sau nhiều biến thiên lịch sử, vườn chùa - nơi dựng ngôi tháp đã trở thành chợ Châu Long; pho tượng Linh Thông Công chúa cũng không còn.

1-4328.jpg
Chùa dựng vào thời Hậu Lê, đã được trùng tu nhiều lần

Chùa Châu Long xưa kia, đây là một gò đất ăn ra giữa hồ Trúc Bạch, được gọi là núi Châu Long.

Chùa có nhiều di vật kiến trúc điêu khắc đẹp như các trụ biểu , hệ thống cửa võng chạm thủng hình tứ linh  “ Long , Ly , Quy , Phượng “ hoa điểu , văn mây hình học …riêng pho tượng Thích ca sơ sinh là một sáng tạo khá độc đáo . Tượng Đức Thế Tôn cũng là pho tượng cao hiếm thấy trong hệ thống tượng cùng loại ở các chùa nước ta . Chùa Châu Long như là một bảo tàng mỹ thuật ở kinh thành Thăng Long phản ánh tài hoa của người nghệ nhân trong lịch sử .

chaulong-cong-chua.jpg
Cổng Chùa

Cổng chùa Châu Long nhìn về hướng tây ra hồ Trúc Bạch. Sân phía trước khá nhỏ, lại bày các tháp và đèn đá cạnh lư đồng nên càng chật. Hai bên sân có cửa ngách, che bằng hai tầng mái kiểu giả lợp ngói ống.

Tất cả các tên và câu đối chữ Hán ở cổng và cửa đều được đắp nổi. Cửa mé hữu thông sang một khoảnh sân nhỏ hơn, cả hai sân được bao trong một bức tường thấp. Khuôn viên chùa bị lấn chiếm nhiều, cảnh quan bên ngoài cũng bị khuất bởi các tòa nhà to cao mới mọc lên. Tòa tiền tế ở trên thềm cao, gồm ba gian hai dĩ với các bia hậu gắn ở hai vách tường đầu hồi; trên cửa giữa là mấy chữ Triện khá đẹp. Hai bên chính điện có Hộ pháp đứng canh lối vào thiêu hương và hậu cung. Tam bảo không lớn nhưng có nhiều pho tượng độc đáo. Trong chùa còn có các nhà thờ Tổ và thờ Mẫu.

Chùa Châu Long còn giữ được nhiều tác phẩm điêu khắc và thư pháp trên các trụ biểu và các mảng gỗ. Toàn bộ hệ thống cửa võng và hương án được chạm thủng các hình tứ linh, chim muông, hoa lá, mây lửa, kỷ hà… Riêng pho tượng Thích Ca sơ sinh nho nhỏ và hình chạm Cửu Long đã là một sáng tạo đẹp. Tượng Đức Thế Tôn cũng thuộc loại cao hiếm thấy trong hệ thống tượng cùng loại ở các chùa nước ta. Phần lớn các tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp gần đây đã được tô lại, trông như mới.

Năm 1994, chùa Châu Long được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật quốc gia.

Bài liên quan
  • Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Ngày 7/2 (tức ngày 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội làng Chử Xá năm 2023 và công bố Quyết định công nhận Lễ hội làng Chử Xá, xã Văn Đức là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến dự.
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Châu Long xưa kia là một gò đất ăn ra giữa hồ Trúc Bạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO