10 câu đối ở Trấn Vũ quán

Hoàng Mai Hương| 31/01/2023 09:15

Trấn Vũ quán (nay là đền Quán Thánh) nằm ở phía Bắc kinh đô, là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Theo văn bia khắc bài minh của vua Lý Thái Tổ ngày 20 tháng Năm năm Thuận Thiên thứ hai (1011) hiện đang lưu ở đền Sái (làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) thì sau khi lên ngôi, Ngài tiến hành rước duệ hiệu Thánh Huyền Thiên về ngự ở đền Trấn Vũ với mong muốn nhờ uy linh của Thánh để “điện quốc đô” (khiến kinh đô vững bền).

den-quan-thanh-1.jpg

Nội dung bài minh như sau:
Năm Thuận Thiên thứ hai ngày 20 tháng Năm.
Từng nghe từ cổ (người) lập công một thời, hưng lợi một bang, nhất nhất phải ghi ơn và thờ tự.
Bảo hộ đất nước, công lao với dân, đức ấy lớn thay!
Thiên đế từ phương Bắc xuống nước Nam truyền thần công đức, vô cùng anh linh không gì thay thế được.

Ta thụ mệnh trời, mở rộng hồng đồ, kiến tạo thành Thăng Long, truy theo đức Trấn Vũ ở Đương sơn. Xin ngài trấn ngự phù trợ ở phía Bắc bang của ta, để cho dân trong thiên hạ ghi ơn. Ở đầu hồ cửa phía Bắc thành từng lập đền thờ tự Ngài.

Ngày mồng 5 tháng Năm, ta thân hành phụng nghênh duệ hiệu (Ngài) về thành của ta phụng sự để quốc đô mãi vững bền, dân phụng thờ như cũ.
Trong đền Trấn Vũ có rất nhiều câu đối hoành phi cổ quý giá. Đặc biệt ở gian giữa đền, trên cao là những câu mang vẻ thâm trầm, không rực rỡ sơn son thếp vàng mà sơn then khảm trai với họa tiết là những dây hoa nhỏ, tinh tế sang trọng. Đó là ý tứ của các bậc trí thức, trọng thần… của triều đình nhà Nguyễn đời vua Thành Thái khắc họa vào năm Quý Tỵ - 1893, ca tụng “Bắc kì đệ nhất danh thắng” với thế đắc địa linh thiêng, vẻ đẹp kỳ thú và sự trường tồn của nơi đây.

Dưới đây là 10 câu đối ở đền Trấn Vũ:

Câu 1: Đặt ở cổng tam quan
Phiên âm:
Đăng môn diêu vọng Long Đỗ, chung linh đặc địa lâu đài cận ấp Tây Hồ nguyệt
Lịch đại xứng truyền Đế đô, tứ trấn kính thiên hoa biểu dao đối Vũ Đương sơn.
Dịch nghĩa:
Lên cửa trông xa Long Đỗ, đúc hun đất quý, lâu đài ôm ấp bóng nguyệt Tây Hồ.
Truyền đời danh xứng Đế đô, tứ trấn kính thiên, hoa biểu xa nghênh
Vũ Đương núi biếc.

Câu 2: Đặt ở ban thờ, dưới bức hoành “Thiên địa đồng kì du cửu” (Muôn thuở cùng trời đất). Câu này do Nguyễn Khắc Vĩ - Thượng thư sung Bắc Kì Kinh lược Nha thương tá bái đề.
Phiên âm:
Lục thất lý bình hồ lưu sảng hạo, liên hương trúc ảnh tịch thần quang điểm xuyết,
phong nguyệt song thanh.
Thiên bách lý di tượng nghiễm sùng, cao hổ quái hồ yêu trượng pháp lực
khu trừ yên vân tứ tán.
Dịch nghĩa:
Sáu bảy dặm hồ yên bát ngát, hương sen bóng trúc, mượn thần quang điểm xuyết,
gió mát trăng thanh.
Trăm ngàn năm để tượng nghiêm sùng, hổ lớn hồ tinh, dùng pháp lực đuổi trừ,
mây tan khói tán.

Câu 3: Câu này do Dương Khuê - Thượng thư sung Bắc kì Kinh lược nha Tham tá bái đề.
Phiên âm:
Diệu đế thục năng tri, thiêm khả bốc, mộng khả kì, thiên địa quỷ thần u giả.
Đạt quan đương tự ngộ, sơn chi cao, thuỷ chi viễn,
nhân dân thành quách thị da?

Dịch nghĩa:
Diệu đế ai hay biết, thẻ cứ bốc, miệng cứ cầu, trời đất quỷ thần u hiển?
Đạt quan đương tự ngộ, non thì cao, nước thì thẳm,
nhân dân thành quách đó chăng?

Câu 4: Câu này do Dương Lâm - Tuần phủ Thái Bình; Trần Văn Viễn - Án sát; Vũ Hữu Ngọc - Thị lang lãnh Đốc học bái đề.
Phiên âm:
Yên ba vạn khoảnh trung, Lê chi đài da, Trịnh chi cung da, phủ ngưỡng trần tích.
Hồ sơ thiên lý ngoại, Nùng kì chẩm dã, Nhĩ kì đối dã, cao thâm cự quan.
Dịch nghĩa:
Giữa khói mây vạn khoảnh, đài nhà Lê này, cung chúa Trịnh nọ,
ngước trông nền cũ.
Ngoài núi hồ ngàn dặm, gối ở non Nùng, đai quanh sông Nhĩ,
quang cảnh cao thâm.

Câu 5: Đặt ở dưới bức hoành “Bắc kì đệ nhất danh thắng”. Câu này do Trương Quang Đàn - Phụ chính đại thần Đông các Đại học sĩ bái đề.
Phiên âm:
Cổ Thăng Long tam thập cảnh chi nhất linh tích cửu lưu kỉ truyền,
kinh tang hải biến thiên, biệt thành tịnh địa.
Hoàng Thành Thái ức niên sơ ngũ hưu công trùng sáng tạo,
tòng thử phong vân ủng hộ, vĩnh trấn danh đô.
Dịch nghĩa:
Cổ Thăng Long một tích thiêng của ba mươi cảnh, cửu lưu truyền lại,
dâu bể biến thiên thành nơi tịnh địa.
Vua Thành Thái năm thứ năm trong ức vạn niên, sáng tạo trùng tu,
phong vân quấn quýt, mãi trấn danh đô.

Câu 6: Đặt dưới bức hoành “Tác sơn hà chi tráng” (Đem lại lại vẻ hùng tráng cho non sông). Câu này do Phan Trọng Địch - Nguyên Phiên sứ Hải Dương bái đề.
Phiên âm:
Đông Chí Linh, tây Tản Viên, tuệ nhãn thí cao chiêm
Nam Bảo Đài, bắc Lạn Kha, vạn lý giang sơn chiêu củng ngoại
Tiền Lãng Bạc, hậu Hoàn Kiếm, sùng từ thử tằng tráng
Tả Bích Câu, hữu Trúc Bạch, nhất thiên cảnh trí họa đồ trung.
Dịch nghĩa:
Đông Chí Linh, tây Tản Viên, mắt sáng thử cao trông
Nam Bảo Đài, bắc Lạn Kha, vạn dặm non sông cùng chầu lại
Trước Lãng Bạc, sau Hoàn Kiếm, đền thiêng này càng đẹp
Trái Bích Câu, phải Trúc Bạch một trời cảnh vật ở tranh này.

Câu 7: Câu này do Lê Hoan - Tuần phủ Hưng Hóa, gia Thự Tổng đốc nha; Nguyễn Thuật - Án sát; Lê Vĩnh Mô - Đốc học bái đề.
Phiên âm:
Vũ Đương sơn thạch luyện hà niên sắc tướng câu không, chân thân thường tại
Huyền Thiên quán vân du thử nhật tiên chi ngẫu kí, linh tích trường lưu
Dịch nghĩa:
Núi Vũ Đương luyện đá năm nao, sắc tướng đều không, chân thân thường tại.
Quán Huyền Thiên vân du ngày ấy, gửi cả Tiên chi, tích thiêng còn mãi.

Câu 8: Câu này do Trần Đình Túc - Tổng đốc Hà Ninh bái đề.
Phiên âm:
Đĩnh nhạc độc nghiên chung, tố An Dương hất Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê,
hộ quốc tí dân tinh linh cái cổ
Trung thiên địa nhi lập, đương Chu, Tần lịch Hán, Đường Tống, Nguyên,
Minh, siêu phàm nhập Thánh, thanh tích truyền kim.
Dịch nghĩa:
Vươn cao sừng sững, từ An Dương vương đến Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê,
hộ quốc cứu dân, anh minh tự cổ
Đứng trong trời đất, ngang cùng Chu, Tần đến Hán, Đường, Tống,
Nguyên Minh, siêu phàm như Thánh, danh mãi đời sau.

Câu 9: Câu này do Nguyễn Đình Quang - Bố chánh Hải Dương bái đề.
Phiên âm:
Mỹ tai, thử đế vương chi đô, nhung mã kỉ kinh vạn trượng,
kiên thành vô phu xứ
Nguy nhiên, dữ thiên địa tịnh lập, uy xà vĩnh trấn,
thiên thu bảo kiếm hũ dư linh
Dịch nghĩa:
Đẹp thay! Kinh đô đế vương, nhung mã bao phen,
vạn trượng thành dày không thể phạm.
Lớn vậy! Vững cùng trời đất, rắn rùa trấn yểm,
ngàn năm kiếm báu mãi còn thiêng.

Câu 10: Câu này do Nguyễn Trọng Hợp - Phụ chính Đại thần, Văn minh điện Đại học sĩ, Cơ mật viện Đại thần, Quốc sử quán Tổng tài, kinh diên giảng quan kiêm quán Khâm Thiên giám sự vụ, tước Vĩnh Trung tử bái đề.
Phiên âm:
Bắc phương chi tinh viết Huyền Vũ, trung thiên địa nhi lập
Nam Giao hữu quốc tự Hồng Bàng, lịch Trần Lê hất kim
Dịch nghĩa:
Sao nơi Bắc phương gọi là Huyền Vũ, sừng sững giữa trời
Nước ở Nam Giao tự thủa Hồng Bàng, Trần Lê tiếp nối.
Trên đây là 10 câu đối do các danh sĩ triều Nguyễn, chủ yếu viết vào năm Quý Tị niên hiệu Thành Thái - 1893. Nội dung các câu đối thật phong phú, hàm súc thể hiện tài năng của các văn tài như Nguyễn Trọng Hợp, Dương Khuê... đều là người Hà Nội. Đầu xuân năm mới, vãng cảnh dâng hương đền Quán Thánh, đọc các câu đối này để hiểu thêm giá trị đặc biệt của một di tích ở Thủ đô, cũng như tầm vóc người xưa sớm đã nhìn xa trông rộng. Quốc đô gấm vóc, linh khí ngàn đời, ngưỡng trông càng thêm kiêu hãnh!

Bài liên quan
  • Đền Quán Thánh - những điều còn chưa biết
    “Quan Thánh” hay “Quán Thánh” mới là tên gọi đúng? Đền Quán Thánh là “quán” hay là “đền”? Ai là vị thần được thờ ở đền Quán Thánh? Vì sao trước những kỳ thi quan trọng, nhiều người đưa con em mình đến lễ bái ở đó?... Những câu hỏi ấy được giải đáp phần nào qua cuốn sách “Quán Thánh - Ký ức tư liệu Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội” (NXB Thế Giới và Tri Thức Trẻ Books liên kết xuất bản).
(0) Bình luận
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Bách hóa Tổng hợp Hà Nội - Ký ức một thời
    Mỗi lần có dịp qua phố Tràng Tiền, ngắm nhìn tòa nhà Tràng Tiền Plaza lộng lẫy, trong tôi lại tràn về những hoài niệm một thời xa xưa - khi nơi đây còn là Bách hóa Tổng hợp. Vẫn con phố ấy, góc quen ấy mà không gian giờ đã đổi thay.
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
10 câu đối ở Trấn Vũ quán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO