Đền Voi Phục, đền Quán Thánh đón Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

kinhtedothi| 25/05/2022 09:33

Trong cụm di tích Thăng Long Tứ trấn, đền Quán Thánh (Trấn Bắc) và đền Voi Phục (Trấn Tây) là một trong những biểu tượng lịch sử, văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.

Đền Voi Phục và đền Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Đền Voi Phục và đền Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Với ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa quan trọng đối với sự phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đợt 12 cho 5 di tích trên cả nước, trong đó có di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long Tứ Trấn gồm đền Bạch Mã (quận Hoàn Kiếm), đền Voi Phục, đền Quán Thánh (quận Ba Đình), đền Kim Liên (quận Đống Đa).

Vừa qua (ngày 16/4), quận Đống Đa đã tổ chức Lễ hội truyền thống, đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn - đền Kim Liên”. Dự kiến, sáng 29/5, quận Ba Đình cũng sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn – đền Quán Thánh, đền Voi Phục tại di tích đền Voi Phục, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Biểu tượng lịch sử, văn hóa đất Hà Thành

Theo các tư liệu lịch sử, trong quá trình định đô, bên cạnh việc xây dựng trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, triều Lý còn đưa Thăng Long trở thành trung tâm lớn về tôn giáo của quốc gia. “Thăng Long tứ trấn” là bốn di tích, bốn ngôi đền linh thiêng, tiêu biểu trấn giữ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa.

Tương truyền vào buổi đầu định đô ở miền đất này, với những đóng góp lớn lao của các vị thần cho vương triều Lý, bốn ngôi đền lần lượt được dựng lên: Phía Đông là đền Bạch Mã, thờ Thần Long Đỗ; phía Tây là đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang; phía Nam là đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn; phía Bắc là đền Quán Thánh, thờ thần Huyền Thiên Thượng đế (còn gọi là Đức thần Trấn Võ - Vũ).

Khuôn viên đền Voi Phục (quận Ba Đình, Hà Nội).
Khuôn viên đền Voi Phục (quận Ba Đình, Hà Nội). 

Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền nằm trên gò Long Thủ (đầu rồng) quay hướng Nam, ngả chút ít sang Đông, đó là các hướng của nguồn sinh lực vũ trụ vô biên, của thánh thần, cũng là hướng của đế vương. Đền Voi Phục - Thủ Lệ được Vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm Chương thánh Gia Khánh 1065. Thờ Đức Thánh Linh Lang Đại Vương. Ngài là Hoàng tử, con của Vua Lý Thánh Tông và Vương Phi Hạo Nương.

Tương truyền lúc mới sinh trước ngực Hoàng tử có chùm sao Bắc Đẩu, lưng có 28 vì tinh tú xếp như vẩy rồng. Nhà vua gọi tên là Hoàng Lang, với tên Vương tôn là Hoàng tử Hoàng Chân. Hoàng tử là một dũng tướng, có công lớn đánh giặc Tống xâm lược nước ta ở thế kỷ XI. Trận chiến thắng tiêu biểu ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ở Bắc Ninh) đánh tan mưu đồ xâm lược của giặc Tống. Sau đó, Hoàng tử về sống ở Thi Trại (Thủ Lệ) và hóa tại đây. Trước khi hóa, ngài gối đầu lên phiến đá thiêng, để lại một vết lõm, hiện thờ ở trong cung cấm, được Nhà Vua sắc phong “Thượng Đẳng Phúc Thần”. Ngài được suy tôn Đức Thánh Linh Lang – Anh hùng lịch sử, công danh hiển hách, dũng tướng chống giặc ngoại xâm, giữ cho “Quốc thái dân an”. Đến thời nhà Trần, Đức Thánh Linh Lang đã hiển linh giúp tướng sĩ đánh tan hai cuộc xâm lược của giặc Nguyên – Mông từ phương Bắc. Ngài được vua Trần sắc phong “Bình Mông Vương Thượng Đẳng Phúc Thần”.

Đền Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Đền Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội). 

Đền Quán Thánh là di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng gắn liền với sự hình thành của kinh thành Thăng Long. Theo sử liệu, ngôi Đền được xây dựng vào những năm đầu khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, trên gò Hồi Long phía đông bắc Hồ Tây. Năm 1823, Vua Minh Mạng đổi tên Đền là Trấn Vũ Quán. Đến đời vua Thiệu Trị năm 1842, đổi tên là Đền Quán Thánh như hiện nay. Vua Minh Mạng khi ra tuần thú Bắc Thành, cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán, ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842, vua Thiệu Trị cũng đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ. Đền được công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962.

Truyền thuyết xưa kể rằng: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương Bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái; trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14); trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ; giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa; diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông… Khi đê sông Nhị Hà vỡ, vua lập đàn cầu đảo, đức Huyền Thiên giáng trần ở chỗ này. Sau cơn mưa to gió lớn, trời quang mây đãng, nước sông đều đẹp. Vua Thánh Tông liền sai lập ngay đền thờ ở chỗ thần đã hiển linh để hằng năm cúng tế. Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán.

Tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích

Trải qua thăng trầm lịch sử, Tứ trấn vẫn ngày đêm trấn giữ để bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay được yên bình, thịnh vượng.

Nhân dân, chính quyền quận Ba Đình luôn tự hào và ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; luôn tận tâm, tận lực xây dựng, giữ gìn hệ thống di tích lịch sử vô cùng phong phú, quý giá của ông cha ta. Đặc biệt bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2016 càng khẳng định thêm giá trị lịch sử quý giá của di tích đền Quán Thánh.

Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là sự ghi nhận, vinh danh những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của “Thăng Long Tứ Trấn”, đã luôn vững bền, trường tồn cùng với thời gian, góp phần tạo dựng những nét độc đáo, đặc sắc riêng của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với đền Voi Phục và đền Quán Thánh dự kiến diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập quận Ba Đình (31/5/1961 – 31/5/2022).

Theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, với niềm vinh dự lớn và trách nhiệm của mình, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Ba Đình sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích trên địa bàn quận, đặc biệt là đối với 2 di tích quốc gia đặc biệt là đền Voi Phục và đền Quán Thánh. Cùng với đó, tích cực phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của thành phố xây dựng kế hoạch quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, góp phần đưa di tích trở thành một địa điểm tham quan, nghiên cứu, khám phá lý thú và hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.

Quận Ba Đình có 74 di tích lịch sử văn hoá, trong đó, Trấn Tây (đền Voi Phục) và Trấn Bắc (đền Quán Thánh) thuộc cụm di tích Thăng Long Tứ trấn. Trấn Tây thờ Đức Thượng đẳng Phúc thần Linh Lang Đại Vương - Vị thần đã có công giúp Vua Lý Thánh Tông đánh giặc Vĩnh Trinh (giặc Tống). Đền Quán Thánh là nơi thờ Đức Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Bắc thành Thăng Long xưa.

Bài liên quan
  • [Podcast] Đền Voi Phục – Dấu ấn lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Đặt chân đến Thủ đô Hà Nội - nơi từng viên gạch, từng mái đình, từng cổng làng đều mang theo hơi thở của lịch sử hơn một nghìn năm. Cho đến ngày nay, giữa lòng Thành phố Sáng tạo của UNESCO đầy nhộn nhịp, vẫn có những nơi như đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình như nằm ngoài dòng chảy của thời gian, nơi mà quá khứ và hiện tại giao thoa trong từng nếp rêu phong.
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Đền Voi Phục, đền Quán Thánh đón Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO