Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

PV| 08/02/2023 07:43

Ngày 7/2 (tức ngày 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội làng Chử Xá năm 2023 và công bố Quyết định công nhận Lễ hội làng Chử Xá, xã Văn Đức là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến dự.

image_gallery-3-.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố và huyện Gia Lâm dâng hương tại đình Chử Xá, xã Văn Đức

Thánh Chử Đồng Tử cùng với Phù Đổng Thiên Vương, Tản Viên Sơn Thánh, Liễu Hạnh Tiên Chúa là bốn vị Thánh trong “Tứ Bất Tử” của tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ hội truyền thống làng Chử Xá mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về trước.

Nhiều di sách cổ xưa và các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian về Chử Đồng Tử cho thấy, chàng trai sinh ra tại làng là biểu tượng của lòng hiếu nghĩa, thuần hậu, tinh thần cứu nhân độ thế, chinh phục lòng người vì một xã hội nhân ái, ấm no, hạnh phúc. Qua thời gian, Chử Đồng Tử đã đi vào tiềm thức dân gian, được nhân dân khắp vùng thờ phụng, trong đó Lễ hội làng Chử Xá gắn với tục thờ Chử Đồng Tử được tổ chức lần đầu tiên vào năm Quang Thuận thứ 7 - 1466, triều Lê Thánh Tông, ngay sau khi đình thờ tại làng được hoàn thiện.

z4090852113277_2b982e2866206459f2c64dd2493ade98.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc mừng huyện Gia Lâm đón nhận quyết định Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Vào lễ chính hội làng Chử Xá (ngày 18 tháng Giêng âm lịch), nhân dân khắp nơi nô nức đổ về, tham gia các nghi thức cổ truyền, như: Rước nước sông Hồng, dâng hương, tế Tổ, rước văn từ đình làng về lăng thờ thân phụ, thân mẫu Chử Đồng Tử… Sau các nghi lễ, phần Hội tại Lễ hội làng Chử Xá diễn ra các hoạt động sôi nổi, đặc biệt là điệu múa cổ truyền được lưu giữ từ ngàn đời nay: Lễ Chữ (Múa Chữ) Thiên - Hạ - Thái - Bình. Điệu múa Lễ Chữ, còn gọi là múa Chạy Chữ hoặc Múa Chữ có ý nghĩa để tạ ơn Đức Thánh Chử Đồng Tử, đồng thời, gửi gắm nguyện vọng của nhân dân và mong Đức Thánh phù hộ cho thiên hạ thái bình, thể hiện ước vọng, cầu mong của cư dân nông nghiệp vạn sự được yên bình, ấm no, thịnh vượng và hạnh phúc. Đây được xem là một trong những điệu múa cổ còn lại, độc đáo của vùng đất Thăng Long.

322_3102.mxf_snapshot_00.01.408.jpg
Trình diễn điệu múa cổ truyền "Chạy Chữ"

Với giá trị to lớn của Lễ hội làng Chử Xá, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa của dân tộc, ngày 22/01/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 252/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, có Lễ hội làng Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Diễn ra trong 3 ngày, 17, 18 và 19 tháng Giêng, Lễ hội là dịp lan tỏa những giá trị của Di sản văn hóa Việt Nam đến nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài, du khách quốc tế. Thông qua việc tổ chức Lễ hội truyền thống làng Chử Xá, nhân dân huyện Gia Lâm, Hà Nội có cơ hội nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa Quốc gia, từ đó, chung tay bảo tồn, tôn tạo và phát triển để quần thể di tích này trở thành điểm đến của du lịch trải nghiệm.

Bài liên quan
  • Tục tìm khởi chỉ trong lễ hội làng Mọc - Quan Nhân
    Ở làng quê miền Bắc nước Việt ta, đâu có Thành hoàng, có đức Thánh đều có đền đình thờ phụng. Thường các làng thờ một, hai, có khi tới ba vị Thánh, nhưng chưa nơi nào có cả đức Thánh Ông và đức Thánh Bà lại cùng được thờ phụng tại một đình như ở làng Mọc - Quan Nhân (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • VinFuture và công cuộc tìm kiếm những đổi mới thiết thực cho nhân loại
    Việc đánh giá các công trình khoa học không chỉ dừng lại ở thành tựu trong phòng thí nghiệm mà phải dựa trên khả năng tạo ra những thay đổi thực sự trong cuộc sống. Đây cũng chính là tiêu chí then chốt để VinFuture lựa chọn các công trình đoạt giải năm nay.
  • Tiếp tục kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
    Sáng 11/12, trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp 20 HĐND TP. Hà Nội, các đại biểu đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề được cử tri quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO