Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá

Văn Hậu| 14/05/2018 09:53

Đầu thế kỷ XIX, làng Hội Xá có tên là Hộ Xá, là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Từ năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu đời Thành Thái (1889 - 1907), vì kỵ húy nên làng phải đổi tên thành Hội Xá.

Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá
Tam quan đình làng Hội Xá
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Hội Xá nằm trong một xã lớn mang tên Toàn Thắng chia nhỏ thành nhiều xã, trong đó có Hội Xá, gồm các làng: Hội Xá, Nông Vụ (Đông, Thượng, Chung). Từ tháng 6 năm 1961, xã Hội Xá cùng các xã trong huyện Gia Lâm được chuyển về Thành phố Hà Nội. Tháng 11/2003 quận Long Biên, xã Hội Xá được chuyển thành phường và đổi tên toàn bộ làng Hội Xá (phường Phúc Lợi ). Xưa, làng có 4 giáp, các giáp thay phiên nhau hát múa Ải Lao phục vụ lễ hội .

Hội Xá có ngôi đình được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa (năm 1995). Kiến trúc và điêu khắc hiện tại của đình khá đơn giản, gồm 3 gian đại đình và một gian hậu cung. Ngoài thần Hoàng Hổ, đình còn thờ hai vị khác là Nguyên Phi Ỷ Lan - người phụ nữ nổi tiếng của dưới hai triều vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), Lý Nhân Tông (1072 - 1128) và Nguyễn Nộn (? - 1229). Làng còn có ngôi chùa Linh Tiên tự, được dựng vào thế kỷ XVIII, được tu sửa nhiều lần, với việc công đức của nhiều người, thông qua tục đặt hậu, sửa chữa lần cuối cùng vào năm Bảo Đại thứ mười (năm 1935).

Dân gian còn truyền câu ca:

Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Kéo về hội Gióng

Phù Đổng Thiên Vương bay lên trời sau khi đã chiến thắng giặc Ân một cách oanh liệt. Diễn xướng dân gian với vị anh hùng “Xung Thiên Thần Vương” trải rộng từ bao làng quê từ sông Cầu (Nguyệt Đức) tới sông Đuống (Thiên Đức). Hội Sóc Sơn (mồng 7 tháng Giêng) có tục cướp hoa tre. Hội đền Sóc Xuân Đỉnh (mồng 6 tháng Giêng) có tục rước ông ra lầu Phiến Đá. Hội Gióng Phù Đổng (mồng 9 tháng 4) diễn tả trận đánh giặc Ân có Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên…, đặc biệt có trò diễn của phường Ải Lao Hội Xá là điệu múa hổ. Điệu múa hổ phục vụ hội làng vào ngày mồng 10 tháng hai và hội Gióng dịp đầu tháng tư.

Hiệu hàng đăng trung quân tiếu cổ
Phường Ải Lao áo hổ đi theo
Là phường “Tùng Choạc” cổ mao
Người bên Hội Xá năm nào cũng sang
(Ca dao)

Phường Ải Lao (nước Lào) từ thời vua Lý Thái Tổ thế kỷ XI vẫn sang chầu biểu diễn. Có năm họ không sang, vua Lý ban truyền cho Hội Xá lo liệu như cấp ruộng cho 27 mẫu 5 sào ruộng công, miễn lao dịch cho 20 thanh niên tham gia phường hát múa Ải Lao. Phường gồm một trùm trưởng, một người mang lốt hổ, một người đi câu, một người đeo cung, hai người mang cờ lau, 12 người cầm sênh. Trang phục của họ giống nhau trừ người đội lốt hổ họ đội nón chóp dứa, mặc áo chẽn, chít khăn đen, đi chân trần, thắt lưng xanh có nút bên trái.  Đầu tháng ba, giáp phụ trách đem trầu cau, hương hoa lên đình Hội Xá mang đầu hổ về bôi bìa, mang vải vẽ vằn hổ, sau đó tập múa hổ, gọi là múa “Tùng Choạc” và tập hát đồng ca gồm 12 ca khúc:

- Hát lúc rước như hát đến đền Gióng, hát nơi thờ, hát khi ra khỏi đền hát nơi thờ Thánh Mẫu, hát xem đánh cờ.

- Hát lúc rước về như hát uốn câu, hát săn hổ, hát vây hổ, hát lúc hổ bị bắt, hát lúc ra khỏi đền, sau cảnh diễn của hổ… hát ở chùa Kiến Sơ.

Đoàn ca múa hát theo nhịp trống nhịp sênh có cải biên hai câu lục bát thành đoạn dài kèm tiếng đệm. Ví dụ:

Giáo quân cờ quạt tưng bừng.
Nhác trông uy vũ tưởng chừng nẻo xa…

Hát thành:

Cờ mà quạt là là tưng mà bừng
Giáo á gươm là là giáo á gươm
Nhác mà trông là là uy mà vũ
Tưởng mà chừng là là nẻo mà xa…

Xong hội diễn, giáp làm lễ cúng tại đình làng Hội Xá rồi đốt tấm da hổ. Đầu hổ được thủ từ cất vào trong điện thờ. Nay tấm da hổ làm vải tốt nên cứ để dùng.

Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá
Biểu diễn trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội
Đúng mồng 9 tháng tư, khoảng 10 giờ, phường Ải Lao chuẩn bị diễn trò bắt hổ. Phường múa hát theo nhịp sênh một số câu ca trước đền. Hiệu cờ được che 4 lọng vàng, tượng trưng cho Thánh Gióng. Chờ hiệu cờ lễ xong, cả phường thứ tự xếp hàng vào lễ. Đầu tiên là ông Hổ, bước lên chiếu nhất một bước, chân choãi ra khuỵu dần, quỳ xuống, hai tay chống chiếu, đầu cúi xuống đất theo hiệu trống. Ông Hổ lễ 4 lễ rồi giật lùi về phía bên trái ban thờ Gióng. Kế đến hai người cầm cờ lau rồi hai người cầm trống và mèn đĩa đồng. Hai người khác cầm cần câu, cung tên. Mấy đôi này lễ 4 lễ nhưng chỉ chắp tay khấu đầu ở chiếu nhì, xong chia nhau đứng hai bên: người trống, người bắn cung, người hổ một bên; người trống mèn, người cần câu một bên. Tiếp đến 12 người cầm sênh thanh tre hàng đôi tiến vào chiếu ba, đứng cụm gót, sênh gài thắng lưng, tay ngửa về phía ban thờ, xếp chéo trước ngực, hướng mặt sang phía phải, trái, giữa, rồi quỳ xuống, tay chống chiếu khấu đầu. Lại đứng dậy bắt chéo tay lễ lần thứ hai. Theo hiệu trống hiệu mèn, vái 4 vái. Bốn tiếng sênh cùng vang rồi chia hai hàng đứng hai bên. Hiệu trống thì thùng dồn dập. Cả phường Ải Lao đồng thanh ca:

Lập đền, đắp lũy, xây thành
Bên ngoài trống điểm canh tuần bên trong
Hát xong, ông trùm phường quay ra nói:
Chiềng hàng đôi? Đền đây có ông hổ lang!
Ai nhân tài mau ra mắt! Chúa hội xin thưởng!

Người đội lốt hổ nhảy múa, lăn người, động tác ngoại mục. Trong lúc đó, người bắn cung, người câu rủ nhau ra bắt hổ. Hai người nhảy múa vờn quanh trong tiếng trống, tiếng mèn, tiếng hò reo inh ỏi của người dự hội. Hổ bị thương lăn ra đất, hai vệ sĩ nhảy ra trói. Song, cả hổ cùng người vệ sĩ đứng dậy đến trước ban thờ tượng Gióng van lạy. Cả phường đồng thanh ca:

Này ta, quân ăn quân chơi
Quân bắn súng trụ, quân chơi thuyền rồng…

Trải qua giai đoạn chiến tranh tạm dừng thì sau năm 1954 phường (đội) múa hổ, được khôi phục, đặc biệt quy mô từ năm 1983 tới nay khi di tích, và hội Gióng được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và tổ chức văn hóa giáo dục UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Trò diễn Hội Xá đã tham dự 300 năm thành lập Sài Gòn, lễ duyệt binh ở Hà Nội, nhiều lần dịp Quốc khánh, hội Đình Bảng, lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010 - 2010)…

Nhân dân vùng quê sông Đuống đất Kinh Bắc xưa, Hà Nội nay tổ chức hội Gióng trên một sân khấu ngoài trời với cảnh con đê, dòng sông, cánh bãi, đền, miếu, chùa. Hàng vạn người nô nức tham dự. “Phi Ải Lao bất thành hội Gióng”. Hát múa Hội Xá mang tính biểu tượng đặc sắc của cộng đồng và tích hợp hàng loạt giá trị văn hóa tiêu biểu có sức hấp dẫn lôi cuốn, một thông điệp về sức mạnh của dân tộc Việt trong việc chinh phục tự nhiên, chiến thắng ngoại xâm và giữ gìn hòa bình cho Tổ quốc. Ta như gặp lại một cảnh trong anh hùng ca Iliat, Odyssey của Hy Lạp. 
(0) Bình luận
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
  • Chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã nêu rõ, lịch sử văn hiến hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.
  • Xây dựng nhà trường trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội
    Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU, ngày 19/02/2024 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố đẩy mạnh các chương trình giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội; hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc”... Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
Đừng bỏ lỡ
Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO