Từ Liên hoan tiếng hát đến Lễ hội Làng Sen

kinhtedothi| 19/05/2022 08:46

Khởi tự lòng dân nơi cố hương của các làn điệu Phường Vải, Ví Giặm, Liên hoan tiếng hát Làng Sen (LHTHLS) từ lần thứ Nhất 5/1982 đến Lễ hội Làng Sen 5/2022, qua hàng chục lần tổ chức quy mô cấp tỉnh và cấp toàn quốc, đến nay tròn 40 năm.

Bốn chục năm qua người dân xứ Nghệ cùng với đồng bào cả nước đã tôn đắp thành công loại hình sân khấu không chuyên hát về Hồ Chí Minh. Lễ hội Làng Sen đã thu hút tới hơn 400 lượt đoàn của 20 huyện, thành tỉnh Nghệ An, 13 huyện, thành tỉnh Hà Tĩnh hào hứng đua tài.

Mong muốn ngân mãi những khúc ca về Bác

Trong lần gặp ông Nguyễn Hữu Thuông (1928 - 2021), nguyên cán bộ ngành văn hóa tỉnh Nghệ An đã nghỉ hưu, người làng Thu Hồ, sau này là làng Xuân Hồ thuộc xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), tôi được ông chia sẻ: Tháng 5/1976 khi cả nước vừa bước ra từ chiến tranh, cái ăn chưa no cái mặc chưa ấm, song từ sâu thẳm cõi lòng mỗi người dân nước Việt luôn vang lên ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

Chương trình văn nghệ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2022. Ảnh: Thế An
Chương trình văn nghệ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2022. Ảnh: Thế An

Nắm bắt nguyện vọng của người dân quê Bác, với tư cách cán bộ chuyên về phong trào văn hóa quần chúng của Ty văn hóa tỉnh Nghệ Tĩnh, ông Thuông chủ động đề xuất ý tưởng hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác - dịp mùa Sen nở, ngành văn hóa tỉnh nhà nên tổ chức Liên hoan tiếng hát Làng Sen quy mô cấp tỉnh. Được lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh lúc đó nhiệt thành ủng hộ, Ty văn hóa Nghệ Tĩnh tin tưởng giao mọi công việc chuẩn bị cho ông Thuông.

Sau 5 năm chuẩn bị về mọi mặt, ngành Văn hóa tỉnh Nghệ Tĩnh phối hợp cùng Nhà văn hóa Trung ương tổ chức LHTHLS lần thứ Nhất vào ngày 19/5/1982, có 4 đoàn Nghệ thuật quần chúng tham gia gồm: Nhà văn hóa Trung ương, Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ Tĩnh.

Từ LHTHLS lần thứ Nhất đến LHTHLS lần thứ 20 (năm 2001) đều tiến hành tại TP Vinh, trong đó có nhiều thành viên sáng tác bằng thứ tiếng dân tộc mình. Đó là Y Mai (dân tộc Thái - Quế Phong) tự tin thể hiện ca khúc “Thư Bác về với bản làng”; Giọng ca lắng đọng của Lầu Y Tổng (dân tộc Mông) với bài “Bác Hồ đến với Nhân dân” dựa theo làn điệu cự xia của dân ca Mông. Hùn Phi Khăm (dân tộc Khơmú - Kỳ Sơn) say sưa bài “Nhớ Bác” phỏng theo điệu Tơm dân ca Khơmú.

Trương Thị Hiền (dân tộc thổ - Quỳ Hợp) trầm lắng bài “Người vùng cao ơn Bác” theo điệu dân ca Thổ. Những giọng ca uyển chuyển, thướt tha như dòng Ngàn Phố, Ngàn Sâu đưa về Liên hoan những ca khúc về Bác đằm chất dân ca xứ Nghệ quê hương.

Theo cảm nhận của nhiều người, LHTHLS năm sau xuất hiện nhiều hơn những sáng tác mới về chủ đề Bác Hồ so với lần trước dựa theo nguyên gốc dân ca. Cũng có khá nhiều tác phẩm phát triển từ chất liệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đậm bản sắc vùng miền như hát Then của đoàn Cao Bằng, Cải lương và các điệu lý của các đoàn Đồng Tháp, Minh Hải, Cần Thơ; hát bài Chòi của đoàn Quảng Ngãi, hát Xoan của đoàn Vĩnh Phúc, Quan họ của đoàn Bắc Ninh...

Những viên ngọc nghệ thuật ấy toát ra tư tưởng tối thượng của Bác vì Dân vì Nước, được mài dũa trong môi trường văn nghệ dân gian để rồi neo chặt trong tâm tưởng khán giả tới giờ.

Trong những năm qua, Ban tổ chức đặc cách cho các huyện, thành, thị trực thuộc tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh được lập các đoàn nghệ thuật quần chúng đến thi tài cùng các đoàn nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, thế nên lần đầu lên sân khấu rất nhiều các diễn viên không chuyên biểu diễn mà như không diễn. Người dân xứ Nghệ tự nguyện lập thành "đoàn gia đình", "đoàn làng" "đoàn xóm" đến đăng ký tham gia để được thi hát về Hồ Chí Minh.

Tháng 5 - trẩy hội Làng Sen

Tháng Năm mùa Sen nở, dòng người trẩy hội Làng Sen và hát về Người! Hàng nghìn diễn viên không chuyên hòa trong cái chung lớn nhất như chim gọi đàn tụ về xứ Nghệ để hát Hồ Chí Minh. Họ tham gia thi tài không vì mục đích cao nhất giải Vàng, giải Bạc như các hội thi khác, mà trước hết để góp phần làm nên thành công của Liên hoan tiếng lòng người dân Việt Nam với Bác. Những người dân ở ngoài đời và trên sân khấu tiếng nói và cách ăn mặc không giống nhau, song họ tương đồng với nguyện vọng lớn là được lên sân khấu giữa lòng TP Vinh để hát về Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người.

Còn nhớ năm 1985 tại Liên hoan toàn quốc lần 2, Nhạc sĩ Phạm Tuyên - người vinh dự được làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo chặng đầu 20 năm các cuộc LHTHLS toàn quốc. Hôm khai mạc Hội diễn, trước khi Nhạc sĩ ngồi vào bàn Chủ tịch Hội đồng để cân đo từng tiết mục, Ban tổ chức giới thiệu ông lên phát biểu.

Ông vừa đứng lên chào mọi người, bất ngờ không ai bảo ai, hàng nghìn khán giả nêm cối trong Rạp 12/9 bên đại lộ Quang Trung, TP Vinh, đồng loạt đứng dậy vỗ tay hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tác giả ca khúc đứng lặng trong giây phút, ánh mắt ông rưng rưng xúc động xen niềm tự hào.

Mới hay, khi sản phẩm tinh thần được Nhân dân chấp nhận tới mức trở thành máu thịt, đã thành tài sản vô giá thì chính Nhân dân tự cho mình cái quyền đồng nhất tác giả với tác phẩm để đời.

Nhiều tên tuổi của giới sáng tác nhạc Việt Nam hiện đại đã có mặt ngay từ cuộc mở đầu LHTHLS. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn dẫn đầu đoàn nghệ thuật quần chúng TP Hồ Chí Minh với Ban nhạc Nhà thờ đã tham gia cuộc hội diễn ra mắt tháng 5/1982. Các nhạc sĩ: Trần Hoàn, Thuận Yến, Văn An, Văn Dũng, Đặng Nhất Mai, Nguyễn Cường, Trương Vĩnh Tòng... có tác phẩm tham gia tại các cuộc Liên hoan đầu tiên và những năm tiếp đó.

Tháng 5 hàng năm, trong ống kính của tôi và các phóng viên báo chí nhiếp ảnh từ muôn nẻo đổ về Làng Sen, luôn đầy ắp màu áo bà ba Nam Bộ, màu tím Huế thướt tha, màu núi rừng Tây Nguyên sặc sỡ, nâu chàm Tây Bắc dân dã, tha thướt dịu dàng áo tứ thân cổ kính đất Thăng Long… của hàng nghìn diễn viên không chuyên mang về LHTHLS. Đó là những đặc sản văn hóa nhiều màu sắc, cung bậc âm thanh của nhiều tiếng nói - di sản truyền đời của tổ tiên người Bana, Êđê, Chăm, KhơMe, HMông, Tày, Thái, Dao, Khơmú, Kinh, Thái, Striêg, Hoa, Gialai…

Với vài thế hệ diễn viên không chuyên, LHTHLS đã thành nơi hội ngộ giao lưu, lễ hội của lòng người. Thông qua tiếng đàn, tiếng hát, họ lại được thổn thức trước hình ảnh Bác, trước mái nhà tranh nơi Làng Sen quê nội, Làng Chùa quê ngoại của một vĩ nhân, hoàn toàn không còn ranh giới giữa nghệ thuật với đời thường.

Từ nền tảng của ba yếu tố cơ bản: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em; Đạo lý Uống nước nhớ nguồn của người Việt dân tộc Việt; Hào quang từ tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho đội ngũ sáng tác và lực lượng biểu diễn hùng hậu, làm nên thành công LHTHLS - Lễ hội Làng Sen - Lễ hội tôn vinh Hồ Chí Minh để lại những dư âm lắng đọng trong tâm thức người dân nước Việt.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Từ Liên hoan tiếng hát đến Lễ hội Làng Sen
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO