Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
Quỳnh Chi•07:25 16/05/2025
Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi theo Bác, đoàn kết là lực lượng vô địch để khắc phục mọi khó khăn, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng.
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên phát huy sức mạnh cao độ với thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi 20 triệu người dân Việt Nam đã chớp thời cơ, nhất tề đứng dậy giành chính quyền, đem lại nền độc lập cho dân tộc và quyền tự do cho nhân dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).
Với nhãn quan chính trị sắc bén và tinh thần nhân văn cao cả, suốt cả cuộc đời, Bác Hồ đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và thực thi nhiều biện pháp để tập hợp, sử dụng nhân sĩ, trí thức, nhân tài phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Nhiều nhân sĩ, trí thức được mời tham gia bộ máy hành chính và cơ quan chuyên môn ở các cấp, nhất là ở Trung ương. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN).Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy cao độ trong kháng chiến chống Pháp, với ý chí quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Trong ảnh: Các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng ngôi nhà, tấc đất của Thủ đô trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, tháng 12/1946. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)Nhận thấy nhân dân là lực lượng quyết định thắng lợi của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra các hình thức tốt nhất để tổ chức lực lượng của nhân dân nhằm tập hợp các lực lượng cách mạng thành khối đoàn kết toàn dân tộc. Trong ảnh: Đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (3 – 7/3/1951) phấn khởi chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là Chủ tịch Danh dự của Mặt trận Liên Việt. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm, phát huy sức mạnh dân tộc và xác định đây là chủ trương xuyên suốt, nhất quán, làm nên sức mạnh nội sinh để chiến thắng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật các đại biểu nhân dân Hà Nội sau ngày giải phóng Thủ đô (16/10/1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)Sau chiến tranh, việc tập hợp sức mạnh và tiếng nói chung của đồng bào cả nước trên mặt trận thống nhất để kiến thiết và xây dựng đất nước luôn được chú trọng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xã viên Hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang gặt lúa mùa năm 1954. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)Đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi". Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lớp học bổ túc văn hóa của phụ nữ lao động khu phố Lương Yên, Hà Nội ngày 27/3/1956. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh, phố Lò Đúc, khu Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngày 30/1/1957 (30 Tết Nguyên đán Đinh Dậu). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN).Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi là chưa đủ, cách mạng muốn thành công và “thành công đến nơi," phải tập hợp tất cả các lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với các Anh hùng, Chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp dự Đại hội liên hoan Anh hùng chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp và đổi công toàn quốc (23/05/1957). (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện rõ nét qua hiệu quả của các phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Với Người, kiều bào là những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất nước, đều là “con Hồng, cháu Lạc”, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Trong ảnh: Ngày 10/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tận bến cảng Sáu Kho (Hải Phòng) để đón chuyến tàu đầu tiên chở 922 kiều bào từ Thái Lan trở về tham gia công cuộc kháng chiến, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN).Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người nhắc nhở phải luôn gắn liền lợi ích tôn giáo với lợi ích chung của dân tộc. Phải đoàn kết giữa đời và đạo, giữa yêu nước và phụng đạo. Dù là lương hay giáo, đồng bào cũng phải yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu tôn giáo tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, tháng 7/1960. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961.(Ảnh: Tư liệu TTXVN).Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc (13/8/1962). (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Trong ảnh: Thăm bệnh xá Vân Đình, tỉnh Hà Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ bệnh xá thực hiện “Lương y như từ mẫu” (20/4/1963). (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp hài hòa, quyện chặt và nhất quán giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hóa và kỹ thuật buổi tối của công nhân Nhà máy ô tô “1-5”, lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hóa ngành Công nghiệp Hà Nội, ngày 19/12/1963. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Trải qua các thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra Hà Nội dự Hội nghị Quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ hòa bình ngày 24/11/1964. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).Bác Hồ bắt nhịp bài hát “Kết đoàn” tại cuộc mít tinh của nhân dân Thủ đô Hà Nội mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, tối 19/9/1960. Hình ảnh ấy đã trở thành biểu tượng của tinh thần Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Lâm Hồng Long - TTXVN)./.
Những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến sinh nhật Bác Hồ kính yêu (19/5/1890), và trong tim người dân nước ta luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới, Người sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hàng trăm tư liệu, hiện vật gắn với sự nghiệp cầm bút của nhà báo Kim Toàn (sinh năm 1940, bút danh Cao Kim) đã được Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu tới công chúng chiều 15/6 tại trưng bày chuyên đề “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) của Hội Nhà báo Việt Nam.
Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức khai mạc triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại khu vực Thái học thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
Ngày 13/6 vừa qua, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thưởng niên Global Brand Awards tại Dubai - Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Nhà sáng lập Tập đoàn TH, Anh hùng Lao động Thái Hương của Việt Nam với danh hiệu “Nhà lãnh đạo xuất sắc trong Phát triển bền vững toàn cầu 2025”.
64 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành thành phố và 267 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện được chuyển giao về cấp xã trong thời gian vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp...
Chương trình nghệ thuật “Áo dài và Âm nhạc” kết hợp âm nhạc và trình diễn áo dài với 13 tiết mục đặc sắc đã khép lại Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2025.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn phương án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: “Chương trình hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và Vietnam Airlines giai đoạn 2025 - 2030 không chỉ góp phần lan tỏa hình ảnh du lịch Thủ đô, mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Vietnam Airlines trong công tác phối hợp với thành phố Hà Nội trên hành trình hội nhập và phát triển bền vững”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1994/QÐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức “Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Ngày 20/6, Tổ công tác số 6 của UBND thành phố Hà Nội do đồng chí Trương Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Tổ trưởng Tổ công tác làm Trưởng đoàn, đã có buổi kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn công tác chuẩn bị sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại quận Tây Hồ.
Sáng ngày 20/6/2025, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3020/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã sản xuất hương làng nghề Xà Cầu sử dụng địa danh “Xà Cầu” tương ứng với bản đồ địa lý đã được phê duyệt để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán: hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
“The Enchanted Crossbow” không tái hiện lịch sử theo lối kể cổ điển mà khai thác câu chuyện bằng ngôn ngữ sân khấu hiện đại, kết hợp âm nhạc, ánh sáng, vũ đạo và cảm xúc để đưa khán giả đến gần hơn với những giá trị văn hóa dân gian Việt Nam.
Có một địa điểm rất đặc biệt giữa lòng Thủ đô Hà Nội được ví như “Ngôi nhà di sản” của nền báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức, sự dấn thân của người làm báo có khi đổi bằng nước mắt và máu, hay cả những trang báo lấm bụi thời gian – đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ.
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.