Độc đáo Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu

Phương Anh| 06/02/2023 11:02

Nằm trong Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu (còn gọi là đình Cả), xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, tối 4/2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu diễn ra với màn rước vô cùng độc đáo, thu hút hàng nghìn người dân tham gia.

hoi-dinh-tuong-phieu-12-.jpg
Các thanh niên tham gia rước kiệu chuẩn bị trang phục chỉnh tề trước giờ khai hội.

Tục rước kiệu đêm của làng Tường Phiêu xuất phát từ truyền thuyết về Thánh Tản: Trong một lần ngự giá vi hành tới miền Ngô Sơn, mải mê với việc dạy dân đánh cá và tìm cách trị thủy, Ngài và đoàn tùy tùng đã trở về núi vào ban đêm khá muộn. Khi lưu luyến tiễn Ngài và đoàn tùy tùng, dân làng đã dùng cây khô làm đuốc để soi đường và để chiêm ngưỡng đức Thánh được lâu hơn.

hoi-dinh-tuong-phieu-5-.jpg
Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu - một lễ hội đặc sắc của vùng đất xứ Đoài trong ngày xuân.

Để tưởng nhớ và lưu lại muôn đời cho con cháu về cảnh tiễn đưa hoành tráng và đầy lưu luyến của dân làng đối với đức Thánh khi về núi, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, dân làng Tường Phiêu đã tổ chức lễ hội rước Tam vị Thánh Tản và Thành Hoàng làng từ đình Cả lên đền Ngô Sơn (đền Ngo) để các ngài thăm lại chốn thờ tự xưa và đức Thánh thăm lại nơi đã tuần du và giúp dân làng đánh cá, trị thủy.

Những cây đình liệu và đuốc rồng thay thế bó đuốc năm xưa, được nhân dân chuẩn bị suốt cả năm để thắp sáng cả một vùng rộng lớn từ đền Ngo về đến đình Tường Phiêu. Phong tục rước kiệu Thánh về đêm được hình thành từ đó và duy trì cho đến ngày nay.

hoi-dinh-tuong-phieu-7-.jpg
Cây đuốc lớn (còn được gọi là đình liệu) được thắp sáng ở Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu.

Khoảng 19h30 ngày 14 tháng Giêng, dân làng bắt đầu đốt đuốc, đồng thời rước kiệu thánh từ đền Ngo về đình làng. Thánh đi đến đâu thì đuốc cháy đến đó như soi đường cho Thánh đi. Trời tối đen nhưng với 4 cây đuốc lớn, cả một vùng trời được soi sáng. Người dân trong làng thích thú khi thấy cây đuốc bùng cháy, thi thoảng lại phát ra những tiếng nổ như pháo.

Theo Chủ tịch UBND xã Tích Giang Nguyễn Đức Chung, để chuẩn bị cho lễ hội, xã và Ban Quản lý di tích đình làng Tường Phiêu đã họp xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên rất cụ thể. Ngoài dân làng Tường Phiêu, còn có thêm người dân thôn Trung Hậu (xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây) tham gia lễ hội. Thôn Trung Hậu trước đây cũng có nguồn gốc từ xã Tích Giang, sau này khi thay đổi địa giới hành chính đã chuyển về xã Trung Sơn Trầm.

hoi-dinh-tuong-phieu-9-.jpg
Giữa thân đuốc có nhiều cây tre bánh tẻ để khi cháy sẽ phát ra tiếng nổ, bung tàn như pháo hoa.

Lễ hội không chỉ là nét văn hóa độc đáo riêng có của cả vùng xứ Đoài, mà còn góp phần phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh…

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO