Hà Nội xưa - nay

Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả

Thụy Phương 09/03/2025 17:51

Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) và Trường Đại học FPT, nhiều dự án sáng tạo đang được triển khai nhằm nâng cao giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời thúc đẩy phát triển toàn diện cho địa phương. Các nhóm sinh viên tài năng không ngừng nỗ lực, giúp quảng bá và giới thiệu tiềm năng du lịch cũng như những giá trị văn hóa đặc sắc của huyện Ứng Hòa đến với công chúng.

Một trong những dự án đáng chú ý trong chiến lược phát triển địa phương là "Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô". Dự án này không chỉ giúp quảng bá những điểm du lịch hấp dẫn, các làng nghề truyền thống, mà còn góp phần thúc đẩy ngành du lịch của huyện Ứng Hòa phát triển bền vững.

z6388411885853_38ff62dfadf0a4a865fc7aaad055fa41.jpg
Việc phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả thể hiện nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa của huyện Ứng Hòa.

Bên cạnh đó, chương trình "Dấu ấn nghệ nhân" phối hợp với các chuyên gia MTco đang tích cực tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của địa phương.

Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, dự án "Gánh nông sản MTco" đang triển khai các mô hình truyền thông số, chuyển đổi số cho các hộ kinh doanh tại huyện Ứng Hòa, nhằm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế trong thời đại số. Huyện cũng đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường sông Đáy, nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá tại xã Bình Lưu Quang và thôn Hữu Vĩnh.

Một điểm nhấn đặc biệt trong những hoạt động này là việc phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả (đền Hữu Vĩnh) – một di tích lịch sử Quốc gia mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

Phục dựng nghi tế tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả.

Đền Đức Thánh Cả tọa lạc trên đất thôn Hữu Vĩnh (xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa , Hà Nội). Theo thần phả, sắc phong còn lưu, nơi đây được phong "Nam thiên linh ứng tối linh thượng đẳng tôn thần".

Tương truyền, vào thế kỷ 10, Vạn Thắng Vương (Đinh Tiên Hoàng) đã chọn 12 trai tráng của thôn Hữu Vĩnh vào đội quân túc vệ, với nhiệm vụ dẹp giặc. Sau khi lên ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng đã ban sắc phong tôn vinh vùng đất này.

Từ đó theo truyền thống, hàng năm thôn Hữu Vĩnh long trọng tổ chức tế lễ tưởng niệm vua Đinh. Đây là kỳ phước có nhiều nghi lễ trọng thể, đặc biệt là nghi lễ mở cánh cửa phụ phía Đông - nơi tương truyền vua ngự và được thánh âm phù dẹp giặc. Nghi lễ này không chỉ kế thừa mà còn phát huy truyền thống phong tục tốt đẹp của quê hương. Đây là dịp để cầu chúc Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và mọi nhà đều yên vui, hạnh phúc.

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, và Phòng Văn hóa Thông tin huyện Ứng Hòa, ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh tại đền Hữu Vĩnh đã được tổ chức với sự hỗ trợ của nhóm sinh viên Trường Đại học FPT Hà Nội. Đây là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của huyện Ứng Hòa.

Cùng với việc phục dựng nghi lễ tế đinh tại đền Thánh Cả, các hoạt động văn hóa về áo dài Trạch Xá và ẩm thực Ứng Hòa cũng được tổ chức, giúp quảng bá những giá trị đặc sắc của địa phương. Qua các hoạt động này, huyện Ứng Hòa đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến văn hóa - du lịch hấp dẫn của Thủ đô, nơi hội tụ những giá trị truyền thống và tiềm năng phát triển bền vững./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”: Kí ức nghệ thuật giữa lửa đạn chiến tranh
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cửu Long Giang khói lửa – Kí họa và thơ”. Đây là một art book gồm những kí họa, tranh màu nước, thơ và thư từ của các họa sĩ - chiến sĩ được sáng tác ngay giữa chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm do Sherry Buchanan và Nam Anandaroopa Nguyen biên soạn, dịch giả Phan Thanh Hảo chuyển ngữ sang tiếng Việt.
  • Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước
    Sáng 25/4/2025, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền Văn học, Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Ngành giáo dục Thủ đô đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang vừa ký ban hành hướng dẫn tuyên truyền 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Chủ đề tuyên truyền là “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước”.
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO