Hà Nội xưa - nay

Nét đẹp văn hoá truyền thống ở lễ hội đình Yên Phụ

Kim Thoa 08:45 02/03/2023

Đình Yên Phụ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra hồ Tây, thuộc địa phận làng Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đình thờ Uy Đô Linh Lang, là vị hoàng tử, con trai của vua Trần Thánh Tông. Uy Đô Linh Lang là vị anh hùng của dân tộc, đã có công lao lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

yp-doan-ruoc-kieu-.jpg
Đoàn rước kiệu thánh di chuyển từ đình Yên Phụ sang chùa Trấn Quốc. (ảnh: hanoimoi.com.vn)

Đời vua Trần Thánh Tông, Đức thánh Uy Đô Linh Lang Đại Vương đầu thai làm con trai Hoàng hậu Minh Đức (sinh ngày 2-2 năm Ất Sửu - 1265) được đặt tên là Hoàng tử Uy Lang.

Đến đời vua Trần Nhân Tông, năm 1287 tướng giặc Nguyên Mông là Toa Đô đem 40 vạn quân xâm lược nước ta. Hoàng tử Uy Lang chiêu tập quân sĩ đánh giặc, có ngày đánh 8 trận thắng cả 8, chém 3 vạn tên giặc… Do có công lớn, Hoàng tử được phong là Dâm Đàm Đại Vương (Đại vương vùng Hồ Tây).

Hoàng tử Uy Lang đã làm việc nước tại đình Yên Phụ, đình An Thọ, đình Nhật Tân (nay đều thuộc địa bàn quận Tây Hồ). Sau đó ngài bỏ quan phục, công danh, theo cửa Phật đi giáo hoá khắp nơi trong hơn 10 năm. Đến giờ Ngọ ngày 8-8 năm Canh Tý (1300), ngài không bệnh mà qua đời trên đất Yên Phụ, thọ 36 tuổi.

Hội đình Yên Phụ diễn ra vào ngày 10 tháng 2 Âm lịch hàng năm, đã thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân từ các địa phương ven hồ Tây như Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân. Hội đình Yên Phụ ngày nay vẫn giữ gìn được nề nếp ngày Hội đình của Hà Nội.

Lễ hội đình Yên Phụ với màn rước kiệu do 4 thanh niên khoẻ mạnh, mặc áo dài. Hai kiệu đại do 16 thanh niên cường tráng, khỏe mạnh mặc áo trắng, quần trắng, đai đỏ, đai xanh khênh, đi theo là đoàn múa sinh tiền, các vị chức sắc bô lão và nhân dân cùng hưởng ứng.

Múa Rồng và các kiệu được rước dọc phố Yên Phụ qua đường Thanh Niên tới chùa Trấn Quốc để thỉnh nước về tắm tượng. Đoàn rước sau khi vào chùa và được Hòa thượng trụ trì đọc sớ ban phép vào nước thỉnh. Khi thỉnh được nước cả đoàn lại rước về đình và tổ chức lễ mộc dục (tắm tượng).

Trong khuôn khổ lễ hội truyền thống đình Yên Phụ năm 2023 (diễn ra trong 3 ngày 27, 28-2 và 1-3) đã diễn ra Hội thi Tiếng hót chim vành khuyên; chương trình văn nghệ chào mừng lễ hội đình Yên Phụ và lễ vinh danh 138 giáo viên, học sinh có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Với ước vọng cầu cho “quốc thái, dân an”, lễ hội đình Yên Phụ đã trở thành nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ của người dân Hà Nội.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phục dựng nghi lễ tế Đinh tại đền Đức Thánh Cả
    Ngày 9/3/2025, nghi lễ tế Đinh đã điễn ra tại đền Đức Thánh Cả, thôn Hữu Vĩnh, xã Bình Lưu Quang, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Việc phục dựng nghi lễ là một phần trong chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.
  • Tây Hồ – Nơi giao thoa giữa quá khứ và hiện tại trong bảo tồn văn hóa
    Quận Tây Hồ, một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Quận Tây Hồ là một khu vực đặc biệt với sự kết hợp hài hòa giữa không gian xanh mát của các hồ, làng nghề truyền thống và các di sản văn hóa phong phú. Những năm qua, Tây Hồ đã và đang thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tạo nên một hình ảnh đầy bản sắc và thu hút du khách.
  • Một thoáng ký ức Hà Nội xưa
    Nếu mang nắng chiều chiếu nghiêng nghiêng vào ngăn ký ức của người Hà Nội, dễ sẽ thấy gói hàng Tết thời xa vắng, thấy chiếc áo chần bông xúng xính chờ cái rét ngọt để diện đi chơi… Thời gian có khả năng diệu kỳ, đôi khi có thể biến những khoảnh khắc tưởng chừng như thiếu thốn, khó khăn nhất trở thành tình cảm nhất, vui vẻ nhất; biến những điều răn dạy khắt khe nay trở thành lời vàng thước ngọc muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau…
  • Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
    Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nét đẹp văn hoá truyền thống ở lễ hội đình Yên Phụ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO