Bia hơi Hà Nội, nét văn hoá xưa nay của người Hà Nội

Kim Thoa| 13/02/2023 16:51

Nhắc đến Hà Nội người ta thường nhắc đến nhiều món ăn nổi tiếng như bún đậu mắm tôm, bún chả Hà Nội, phở Hà Nội… Đâu đó người ta cũng không quên nhắc bia hơi Hà Nội, một loại bia đã có nguồn gốc lâu đời và trở thành một nét văn hóa vỉa hè Hà Nội.

mien_bac_viet_nam_thoi_chien_qua_ong_kinh_ishikawa_bunyo_1_hinh_10.jpg
Một quán bia đông khách ở Hà Nội năm 1972. Ảnh: Ishikawa Bunyo.

Nhiều người Việt có thể sính ngoại nhưng với bia - thức uống du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19, thì "hàng nội" như Bia Hơi Hà Nội lại được lòng hơn cả, nhất là với người dân Thủ đô. Người Hà Nội đã xem thức uống này là nét văn hóa đặc trưng còn du khách nói đây là món nhất định phải thử nếu có dịp đến Hà thành. Sự yêu mến dành cho Bia Hơi Hà Nội một phần đến từ hương vị thơm mát, một phần do đây là thức uống do người Việt làm ra, tồn tại qua nhiều thế hệ.

Những ai từng sống thời bao cấp hẳn vẫn nhớ như in cảnh xếp hàng đổi tem phiếu lấy gạo, thịt, xà phòng… Muốn uống bia hơi cũng phải xếp hàng mấy tiếng đồng hồ, nhưng ai cũng háo hức chờ đợi để thưởng thức. Thế mới biết niềm yêu thích bia hơi Hà Nội ngày đó lớn nhường nào.

bia3.jpg
Bia hơi Hà Nội luôn mang đến đầy ắp kỷ niệm cho cả những ai đang sống trên mảnh đất này...

Lớp người xưa, nay đã vào tuổi chống gậy, hẳn không thể quên thời thưởng thức “bia hơi chuồng cọp” đầy hứng thú mà cũng rất gian nan. Ngày ấy, các quán bia nổi danh ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cổ Tân, vườn hoa Lê Quý Đôn... đều mang đậm nét “sắt thép” với hàng rào sắt bao quanh, như để phòng các “đệ tử bia bọt” bị ma men khuấy đảo mà hóa cọp. Sau những song sắt kiên cố đó là vài chiếc bàn chân sắt gỉ, mặt bàn đá granito sứt sẹo. Bia ít, người nhiều, kiếm được cốc bia phải xếp hàng chờ đợi, vã mồ hôi.

Hơn nửa thế kỷ đi qua, cốc bia 3 hào chỉ còn trong trí nhớ, nhưng thương hiệu bia hơi Hà Nội với gần 100 năm tuổi đã đi vào lòng người và tạo nên một nét văn hóa riêng có của người Hà thành. Ngày nay dù đi đâu cũng thấy biển quảng cáo bán “bia hơi Hà Nội”, song người Hà Nội sành uống chỉ tìm đến các địa chỉ Bia hơi Hà Nội của Habeco. Bởi đó là nơi mang đến những cốc bia hơi đúng chuẩn Hà thành.

Bia hơi Hà Nội thuở ấy hay bây giờ vẫn vậy, vẫn là thức uống quen thuộc trong những chiều hè oi ả, vẫn là công thức ủ bia và lên men bí truyền trăm năm, vẫn được tạo ra bởi cái tâm của một doanh nghiệp Việt muốn gìn giữ nét văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ. Nếu cố tìm điểm khác biệt ở bia hơi xưa và nay, có chăng chỉ là dung tích bia.

Bia hơi Hà Nội luôn mang đến đầy ắp kỷ niệm cho cả những ai đang sống trên mảnh đất này, hay người con xa xứ, du khách thập phương đến thủ đô nghìn năm văn hiến. Người ta tìm đến cốc bia hơi mát lạnh, phần vì chất lượng hương vị đặc trưng chỉ bia hơi có, phần vì sự tò mò cảm giác phóng khoáng, tự do khi uống từng ngụm bia. Nhiều người lại muốn trải nghiệm sự ồn ào, náo nhiệt khi ngồi giữa quán xá: Tiếng nhân viên gọi khách, tiếng cốc va vào nhau, tiếng còi xe ồn ào bên ngoài vọng vào. Tất cả âm thanh đó đã tạo nên một không khí rất Hà Nội, khiến ai cũng thấy lưu luyến chẳng muốn rời.

Với nhiều người yêu Bia Hơi Hà Nội, một cốc bia đúng nghĩa phải được thưởng thức trong một không gian đúng điệu, với tiếng khách gọi nhân viên, tiếng cốc va vào nhau lách cách, tiếng xe cộ qua lại ồn ào... Tất cả hòa thành một không khí sống động rất riêng của mảnh đất Thủ đô. Hơn cả một cốc bia với vị men nồng nàn, hương thơm dịu nhẹ, màu sắc vàng ươm, bọt bia trắng mịn, dường như người ta uống Bia Hơi Hà Nội còn để “thưởng vị” cả không gian thân quen.

Gần gũi với bao thế hệ người Hà Nội, Bia Hơi Hà Nội đã trở thành thức uống “quốc dân” khi ở gần thì ai cũng phải trải nghiệm mà đi xa ai cũng nhớ về. Uống trọn một cốc bia, nét văn hóa ấy như thấm đẫm tâm trí và tâm hồn. Thế nên trong bức tranh đặc tả ẩm thực Hà thành, bên cạnh gánh hàng rong, bát phở hay bún chả thì Bia Hơi Hà Nội luôn là hình ảnh không thể thiếu.

Bài liên quan
  • Chùa Châu Long xưa kia là một gò đất ăn ra giữa hồ Trúc Bạch
    Đầu thế kỷ 19, chùa thuộc đất thôn Châu Long, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức cũ. Thời Pháp thuộc, cổng chùa mở ra phố Châu Long. Ngày nay, cổng mới ở số 112 phố Trấn Vũ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Cháy cơm nếp làng Cổ Đô dâng Thành hoàng Vũ Minh
    Vũ Minh nguyên quán huyện Quế Dương, sinh vào giờ Ngọ ngày mồng 8 tháng Chín. Khi sinh Vũ Minh trời cao xanh không một gợn mây, trong nhà đầy ắp hào quang, cho nên cha mẹ mới đặt tên là Minh.
  • Thủ phủ Ứng Thiên nay ở đâu?
    Câu thành ngữ “Thăng Long tứ phủ” đã khẳng định một cách tự hào về bốn vùng đất đã làm nên tứ trụ vững vàng của đế kinh. Đó là phủ Tây Hồ, phủ Hoài Đức, phủ Thường Tín, phủ Ứng Thiên. “Ứng Thiên” có nghĩa là “đáp lời, nghe theo, làm theo đề xướng của… Trời, tức là của vua, của triều đình!”. Phủ Ứng Thiên chính là nơi cung cấp sức người sức của dồi dào cho Nhà nước.
  • Ký ức Ba Đình
    "Ba Đình trong tôi là niềm mong ước của tuổi học trò, của thời thanh xuân cầm súng đi ra chiến trường - và của ngày trở về khi đất nước bình yên. Tôi mang điều mong ước giản dị đó trong suốt hành trình theo đuổi nghề kiến trúc..."
  • Ra mắt sách “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân quận Hai Bà Trưng 1925-2020”
    Sách “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân quận Hai Bà Trưng 1925-2020” do NXB Chính trị quốc gia Sự Thật phát hành, số lượng 1.000 cuốn, dung lượng 340 trang; miêu tả chân thực những thành quả, sự kiện theo dòng chảy lịch sử phát triển của vùng đất, con người Hai Bà Trưng suốt quá trình 95 năm...
  • Sắc màu làng nghề chế tác đá ong Bình Yên
    Cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía Tây Bắc, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) vừa tươi mới lại vừa hoài cổ bởi sắc màu đá ong qua từng nẻo đường làng ngõ xóm. Nơi đây có nghề truyền thống là chế tác đá ong.
  • Di sản ký ức Hà Nội qua khu tập thể cũ
    Hà Nội đang trong bước chuyển mình nhanh chóng cùng với công cuộc hiện đại hóa, đô thị hóa và vấn đề nhà ở cũng vì vậy mà cũng có những đổi thay. Hàng loạt những chung cư, nhà cao tầng mọc lên, các khu đô thị mới xuất hiện ngày càng nhiều tích hợp các tiện ích đi kèm nhà ở đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân. Mặc dù vậy, ngay giữa lòng Thủ đô vẫn còn tồn tại một số khu nhà tập thể. Theo các nhà nghiên cứu thì đây cũng chính là di sản kiến trúc gắn với ký ức của người Hà Nội về một thời kỳ khó khăn nh
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bia hơi Hà Nội, nét văn hoá xưa nay của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO