Hà Nội xưa - nay

Về Thạch Thất xem hội vật truyền thống làng Khu Ba

Kim Thoa (T/h)14/02/2023 14:04

Hội vật làng Khu Ba (Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội) được coi là "cái nôi" của môn vật tại xứ Đoài thu hút nhiều "đô" tiếng tăm trong cả nước.

vat-dong-truc-1.jpg
Tiếng trống hội giục giã mời gọi các đô vật tranh tài. Ảnh: TTĐT Thạch Thất

Huyện Thạch Thất là vùng đất nổi tiếng xứ Đoài với tinh thần võ vật. Rất nhiều thôn, làng thường tổ chức các sới vật đầu Xuân như một hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đoàn kết trong Nhân dân.

Hội vật làng Khu Ba diễn ra trong 3 ngày, gồm hai phần: phần lễ được tổ chức thành kính, trang nghiêm. Trước khi khai mạc hội vật, Ban Tổ chức hội vật gồm các bậc cao niên, cán bộ và Nhân dân địa phương đến thắp hương tại Nhà tưởng niệm Liệt sĩ bày tỏ tri ân với các anh hùng Liệt sĩ đã cống hiến máu xương cho độc lập tự do của Tổ quốc, để Nhân dân Khu Ba có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Phần hội được bắt đầu với tiếng trống hội giục giã như mời gọi các đô vật hăng hái tham gia tranh tài, mời gọi Nhân dân và du khách về xem hội.

Theo thể lệ của hội, các đô vật tranh tài theo thể thức vật cổ truyền, thi đấu đối kháng một lèo thường là 2 trận thắng liên tiếp, mỗi trận đấu có thể thi đấu nhiều hiệp, đô vật nào hạ đo ván đối thủ bất cứ lúc nào thì giành chiến thắng. Luật thắng theo hình thức “lấm lưng trắng bụng, hoặc nhấc bổng đối phương toàn thân rời khỏi mặt đất.

Hội vật truyền thống làng Khu Ba diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng Giêng Quý Mão (10-12/2/2023), khơi dậy tinh thần thượng võ, rèn luyện ý chí, thể lực cho các đô vật nhằm mang lại lợi ích trong học tập, lao động sản xuất và bảo vệ đất nước. Hội vật còn có ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu may mắn trong năm mới, niềm vui, hạnh phúc đến với muôn người.

Bài liên quan
  • Tà áo dài Hà Nội
    Nghĩ về Hà Nội xưa là hình ảnh của 36 phố phường cổ kính, là những người phụ nữ Hà thành trong tà áo dài kín đáo, thướt tha, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, chuẩn mực. Trong họ là sự hài hòa, từ nếp sống tới trang phục cho đến những bước đi dáng đứng.
(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Về Thạch Thất xem hội vật truyền thống làng Khu Ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO