“Em muốn trở thành anh bộ đội cụ Hồ”

Sơn Dương| 05/02/2023 14:11

Đó là câu nói của Nguyễn Đình Huy, thôn Hạ, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng chia sẻ với chúng tôi trong buổi UBND Huyện tổ chức cho thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và tham quan Nhà truyền thống huyện ngày 3/2.

z4083729809717_3fe178fb1585a4c2aa6a6a691f8e9f21.jpg
UBND huyện Đan Phượng tặng Giấy khen cho thanh niên gương mẫu, viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Ảnh: QPTĐ.

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Huy Dũng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS Huyện chia sẻ: “Huy thuộc diện gia đình rất khó khăn, bố mẹ đều mất sớm, mấy anh chị em hiện đang sống và nương cậy vào chú thím nên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) Huyện có ý định tạo điều kiện cho Huy tạm hoãn NVQS năm 2023 nhưng em vẫn quyết tâm viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, viết tiếp truyền thống quê hương Đan Phượng kiên cường”.

Theo đó, Huy sinh ra trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ đều làm nghề nông, năm 2014, do bị ong đốt nên mẹ Huy mất sớm. Tưởng còn người bố là chỗ dựa cho các con thì thật éo le, chỉ hai năm sau-năm 2016, bố Huy lại qua đời do bệnh nặng, còn lại 3 chị em được chú thím út thương yêu, nuôi nấng. Điều đáng nói, gia đình chú út cũng không phải diện khá giả, gia đình có 2 con, chú làm nghề hàn, thím làm may, thu nhập mỗi tháng khoảng 20 triệu nhưng vẫn chắt bóp nuôi con và cháu ăn học.

z4083729805335_ff32ef82060938510683fabc954056e3.jpg
Các tân binh tham quan nhà Truyền thống huyện Đan Phượng. Ảnh: QPTĐ.

Khi chúng tôi hỏi, điều gì khiến Huy quyết tâm lên đường nhập ngũ như vậy, Huy chia sẻ: Từ nhỏ em rất thích hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Trong chiến đấu, những người lính không quản hy sinh xương máu để đổi lại độc lập tự do cho Tổ quốc, còn khi hòa bình lập lại, những anh bộ đội cụ Hồ lại luôn đi đầu trong bão dông, trong dịch bệnh để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Những người lính ấy họ còn rất trẻ nhưng đều có hoài bão, muốn đóng góp một phần cho công cuộc giành lại hòa bình, xây dựng quê hương, đất nước. Và em cũng mong muốn mình được như vậy; muốn khoác lên mình màu xanh áo lính. Qua tìm hiểu em được biết, quân đội là môi trường kỷ luật, ở đó những người chiến sĩ phải tuân thủ 11 chế độ trong ngày, giờ nào việc đó. Do đó em mong muốn, qua 2 năm quân ngũ, mình không chỉ được rèn luyện về sức khỏe, về kỷ luật, sự kiên trì mà còn nâng cao kiến thức toàn diện, có thể làm chủ được cuộc sống của mình.

Ngập ngừng đôi chút, Huy bộ bạch: “Còn một điều nữa là lên đường nhập ngũ, em cũng có được một khoản tiền nhất định, sau này xuất ngũ, em sẽ dùng nó tiết kiệm xây nhà cho mấy chị em; ngoài ra khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, quân nhân còn được tư vấn, giới thiệu việc làm...”.

z4083729805800_2782ea3b84e804a57fa78ac214e48a61.jpg
Thanh niên chuẩn bị nhập ngũ dâng hương tại Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ huyện Đan Phượng. Ảnh: QPTĐ.

Đồng chí Nguyễn Đức Hưng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Liên Trung, anh cho chúng tôi biết: Mặc dù bố mẹ mất sớm nhưng Huy là một thanh niên tốt, không đua đòi vào các tệ nạn xấu của xã hội, trái lại gần đây Huy còn theo được nghề phụ của địa phương (nghề mộc) và cũng đã dần có được thu nhập đáng kể; phụ giúp gia đình. Huy lên đường nhập ngũ đợt này, ngoài quyết tâm của bản thân thì Thôn, Cụm, đặc biệt là cô Hiệu trưởng cũ của Huy rất ủng hộ, động viên em nhập ngũ. Đặc biệt, khi Huy lên đường, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ luôn là hậu phương vững chắc, thay em quan tâm, chăm lo gia đình, nhất là em trai khi Huy vắng nhà.

z4083729816053_4088c1daff2491457d2cae15a1a45bc3.jpg
Nguyễn Đình Huy (thứ tư từ bên phải sang) cùng các thanh niên huyện Đan Phượng lên đường nhập ngũ.

Chia tay chàng trai có dáng hình nhỏ - đứng lọt thỏm giữa những thanh niên cùng trang lứa, chúng tôi thực sự tự hào bởi trong gian khó, trong nhiều chông gai của cuộc sống nhưng những người con đất Việt, điển hình là Huy vẫn vươn lên như cây xương rồng, không chỉ là công dân tốt mà còn muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình viết lên trang sử hào hùng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, có thể sánh vai cũng các cường quốc năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn. Và chúng tôi thực sự biết ơn họ -những anh bộ đội cụ Hồ.

Bài liên quan
  • Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì
    Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu trên chính quê hương mình. Đặc biệt, nhiều tấm gương sáng là thanh niên dân tộc Mường, Dao ở 7 xã vùng núi của huyện Ba Vì. Họ, với những mô hình kinh tế hiệu quả đã giúp tạo việc làm ổn định cho gia đình và cộng đồng, có thu nhập cao, góp phần hạn chế, ngăn chặn phát sinh tệ nạn xã hội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
“Em muốn trở thành anh bộ đội cụ Hồ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO