Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì

Hanoimoicuoituan| 09/06/2022 13:28

Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu trên chính quê hương mình. Đặc biệt, nhiều tấm gương sáng là thanh niên dân tộc Mường, Dao ở 7 xã vùng núi của huyện Ba Vì. Họ, với những mô hình kinh tế hiệu quả đã giúp tạo việc làm ổn định cho gia đình và cộng đồng, có thu nhập cao, góp phần hạn chế, ngăn chặn phát sinh tệ nạn xã hội.

Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì
Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Bùi Thanh Hải (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) cho doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm.

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả

12h trưa, sau khi hoàn thành công việc của Đoàn xã, anh Bùi Thanh Hải, người dân tộc Mường ở xã Ba Trại (huyện Ba Vì) lại tất tả đi về trang trại chăn nuôi, nơi đàn lợn, đàn gà đang chờ đến bữa. Ai từng đến trang trại của gia đình anh Hải sẽ thấy khuôn viên, chuồng trại được giữ sạch, gọn gàng, đàn lợn trong chuồng béo tròn, đàn gà hàng nghìn con đang mải miết ăn...

Sau 3 năm miệt mài đi các nơi "tìm thầy" để học cách chăn nuôi lợn gà, năm 2017, anh Hải chính thức khởi nghiệp bằng 300 triệu đồng, mua 100 con lợn, 2.000 con gà giống. Cũng từ đó, công việc chăn nuôi dần ổn định, phát triển. Đến nay, đàn lợn đã tăng lên 200 - 300 con, đàn gà 6.000 con. Tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất chuồng trại, thức ăn, con giống của gia đình anh Hải lên đến 2,5 tỷ đồng, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.

Hằng năm, Đoàn xã Ba Trại phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều buổi tập huấn về phát triển kinh tế như phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gà; đưa đoàn viên, thanh niên đi tham quan những mô hình làm kinh tế giỏi ở huyện và khu vực lân cận. Anh Hải cũng tích cực tham gia các buổi tập huấn để tiếp thu thêm kiến thức. Các buổi tập huấn hiệu quả này đã giúp anh Hải và nhiều hộ chăn nuôi khác hiểu rõ hơn về cách phòng, chống, chữa bệnh cho gà, lợn, bò... “Nhờ nắm bắt kiến thức về chăn nuôi nên năm 2020, khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi và cúm gà, tôi đều có biện pháp phòng chống tốt nên vật nuôi của gia đình không nhiễm dịch. Dự kiến thời gian tới, tôi tiếp tục mở rộng chuồng trại, nuôi thêm đàn lợn nái để sản xuất lợn giống và lợn thương phẩm với số vốn khoảng 1 tỷ đồng” - anh Hải phấn khởi chia sẻ.

Theo Bí thư Đoàn xã Ba Trại Doãn Hữu Thành, toàn xã có hơn 200 đoàn viên, thanh niên, chủ yếu đi lao động tại các xưởng sản xuất, mộc, xây dựng... Còn khoảng 40% số thanh niên đang làm kinh tế với hình thức chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, trồng cây chè, bưởi... tại địa phương. “Những trường hợp làm kinh tế giỏi như Bùi Thanh Hải được nhiều đoàn viên, thanh niên ở các xã trong huyện như Tản Lĩnh, Minh Quang đến học hỏi kinh nghiệm” - Bí thư Đoàn xã Ba Trại Doãn Hữu Thành chia sẻ thêm.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp - gà trắng, lên tới hơn 10.000 con, anh Man Văn Thái ở thôn Choóng, người dân tộc Mường ở xã Yên Bài (huyện Ba Vì) cũng đang là tấm gương sáng để nhiều đoàn viên, thanh niên địa phương học tập. Anh Thái cho biết, gia đình phối hợp với một công ty chăn nuôi, nên chủ yếu chỉ bỏ vốn đầu tư chuồng trại và thêm 1.500 - 2.000 con gà/lứa, còn công ty đầu tư 8.000 con giống/lứa, thức ăn và bao tiêu gà thương phẩm. Theo anh Thái, đây là một mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh khá hiệu quả và người chăn nuôi không phải lo tìm đầu ra cho gà thương phẩm, giá cả lại ổn định.

Theo Bí thư Đoàn xã Yên Bài Nguyễn Văn Luân, trên địa bàn xã hiện có 5 mô hình trang trại chăn nuôi gà và các mô hình chăn nuôi đà điểu, bò sữa, lợn, trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cây chè... của các đoàn viên, thanh niên, cho doanh thu từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng/năm.

Không chỉ phát triển kinh tế trang trại, nhiều đoàn viên, thanh niên ở huyện Ba Vì còn khởi nghiệp bằng các ngành nghề khác, đơn cử như đoàn viên Nguyễn An Công ở xã miền núi Khánh Thượng với mô hình kinh doanh xe đạp, xe máy điện kết hợp kinh doanh hàng tiêu dùng, vốn khởi nghiệp khoảng 200 triệu đồng. Hiện cửa hàng của anh Nguyễn An Công tạo việc làm cho 3 - 5 lao động với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm...

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, nhiều cán bộ Đoàn xã trên địa bàn huyện Ba Vì thường xuyên giới thiệu cho các đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là những thanh niên ở 7 xã miền núi của huyện, tham gia những lớp tập huấn của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hợp tác xã nông nghiệp của địa phương để tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển nghề phụ... Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất được các cơ sở Đoàn đặc biệt chú trọng.

Bí thư Đoàn xã Ba Trại Doãn Hữu Thành cho biết thêm: Đoàn xã Ba Trại đang duy trì 1 tổ Tiết kiệm vốn vay với nguồn vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Vì để hỗ trợ đoàn viên vay vốn, giải quyết việc làm tại địa phương. Hiện, tổng dư nợ do tổ chức Đoàn quản lý đạt hơn 2 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được các đoàn viên, thanh niên xã Ba Trại sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao và nhiều đoàn viên đang nỗ lực vươn lên làm giàu.

Theo Bí thư Huyện đoàn Ba Vì Triệu Sinh Tuyển, địa bàn huyện hiện có 132 mô hình kinh tế của các đoàn viên, thanh niên, tập trung vào những lĩnh vực vườn ao chuồng, nuôi ong lấy mật, trang trại chăn nuôi lợn, gà, bò thịt, giun trùn quế, ếch thương phẩm... Đáng nói, có nhiều mô hình của các đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi đang cho hiệu quả khả quan, thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.

Đó là mô hình trồng bưởi Diễn của anh Nguyễn Văn Hoàng (xã Khánh Thượng), anh Phùng Văn Tuấn (xã Ba Trại); mô hình nuôi đà điểu của anh Nguyễn Tuấn Anh, mô hình kinh doanh du lịch Homestay Thung lũng bản Xôi của chị Hoàng Thị Ánh (xã Yên Bài); mô hình chăn nuôi lợn, gà của đoàn viên Bùi Thanh Hải (xã Ba Trại)... Nhiều mô hình đã giúp giải quyết việc làm cho 10 - 15 lao động với thu nhập từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, Huyện đoàn Ba Vì cũng tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc thực hiện các dự án cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn... nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định. Tính từ năm 2017 đến nay, Huyện đoàn Ba Vì đã giúp hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên được vay vốn để phát triển kinh tế, có việc làm, góp phần ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Đồng thời, Huyện đoàn tiếp tục duy trì thường xuyên 6 dự án vay vốn theo dự án Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn với tổng số vốn vay 660 triệu đồng và 13 tổ tiết kiệm vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp gần 500 đoàn viên, thanh niên vay với tổng số vốn hơn 22,35 tỷ đồng.

“Thời gian tới, Huyện đoàn Ba Vì tập trung xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã thanh niên tại từng địa phương nhằm phát huy lợi thế của từng vùng, nhất là ở các xã vùng núi có thanh niên dân tộc thiểu số Mường, Dao. Điển hình như mô hình trồng và chế biến chè sạch tại xã Ba Trại; trồng, chế biến cây dược liệu ở xã người Dao Ba Vì...; tiếp tục phát triển các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, lợn, gà, mở cửa hàng kinh doanh...” - Bí thư Huyện đoàn Ba Vì Triệu Sinh Tuyển nhấn mạnh.

(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO