Lễ Phủ Tây Hồ Rằm tháng Giêng

Kim Thoa (T/h)| 06/02/2023 16:12

Theo quan niệm của người Việt, “Lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”… Sáng 5/2 (tức Rằm tháng Giêng), rất đông người dân đã có mặt tại phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ) để làm lễ cầu bình an, may mắn.

di-le-phu-tay-ho-van-khan-phu-tay-ho-4.jpg
Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam

Hàng năm, cứ vào dịp Rằm tháng Giêng, hàng nghìn du khách thập phương đến Phủ hồ Tây để dâng hương, cầu may mắn, công việc hanh thông thuận lợi và bình an.

Những năm trước, Rằm tháng Giêng rơi vào các ngày thường, Phủ Tây Hồ thường xuyên tiếp đón một khách lớn dâng lễ vào buổi trưa. Tuy nhiên, Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào ngày Chủ nhật, thời tiết tại Hà Nội lại có mưa nhỏ, chính vì vậy lượng người đổ về Phủ Tây Hồ không quá đông và tấp nập như mọi năm. Ngoài ra, người dân có thể lựa chọn những địa điểm đi lễ, vãn cảnh ở xa trung tâm Hà Nội. 

Phủ Tây Hồ là một ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh nằm tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Tục truyền rằng Liễu Hạnh là Quỳnh Hoa - con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc quý. Xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.

Người tiên nữ ấy đã ngang dọc một trời giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan. Đến triều Nguyễn bà được nhà vua phong "mẫu nghi thiên hạ", là một trong bốn vị thần "Tứ bất tử" của Việt Nam.

Tất cả đến Phủ Tây Hồ đều mong muốn một năm mới thuận lợi và bình an.

Trưởng tiểu Ban Quản lý di tích phủ Tây Hồ Trương Tiến Hồi cho biết: “Sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay người dân đến phủ rất đông. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng để bảo đảm an ninh trật tự, giúp người dân đi lễ được vui tươi, an toàn”. Đặc biệt chúng tôi luôn nhắc nhở du khách vứt rác đúng nơi quy định, không vứt xuống hồ Tây. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của quận Tây Hồ cũng túc trực ở phủ để ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra và nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định. Đồng thời, cấm người dân đốt hương bên trong nơi thờ tự để hạn chế nguy cơ cháy", ông Hồi thông tin.

Bài liên quan
  • “Em muốn trở thành anh bộ đội cụ Hồ”
    Đó là câu nói của Nguyễn Đình Huy, thôn Hạ, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng chia sẻ với chúng tôi trong buổi UBND Huyện tổ chức cho thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và tham quan Nhà truyền thống huyện ngày 3/2.
(0) Bình luận
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Kỳ thi vào lớp 10 Thành phố Hà Nội: Rưng rưng hình ảnh phụ huynh đồng hành cùng con
    Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025 – 2026 của Thành phố Hà Nội khép lại với môn thi Toán (120 phút) trong sáng 8/6. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các thí sinh, hình ảnh các bậc phụ huynh ân cần đưa, đón, dang rộng vòng tay ôm con vào lòng, chở che cho con trong suốt kỳ thi đã thắp sáng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” hay “Cha là bóng mát giữa trời/ Cha là điểm tựa bên đời của con”.
  • Di tích lịch sử Thủ đô Hà Nội: “Quả ngọt” từ sản phẩm phục vụ công nghiệp văn hóa
    Các di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua tiếp tục là điểm đến tham quan hấp dẫn với du khách. Ước tính doanh thu tại các di tích lịch sử Hà Nội trong 5 tháng năm 2025 đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2024. Câu hỏi được đặt ra: các di tích lịch sử của Thành phố đã được “chăm sóc, gieo trồng” thế nào để có “quả ngọt” đến vậy?
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 20/6/2025, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Sử dụng địa danh “Xà Cầu” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3020/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã sản xuất hương làng nghề Xà Cầu sử dụng địa danh “Xà Cầu” tương ứng với bản đồ địa lý đã được phê duyệt để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán: hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
  • Nhạc kịch học đường Việt Nam góp mặt tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2025
    “The Enchanted Crossbow” không tái hiện lịch sử theo lối kể cổ điển mà khai thác câu chuyện bằng ngôn ngữ sân khấu hiện đại, kết hợp âm nhạc, ánh sáng, vũ đạo và cảm xúc để đưa khán giả đến gần hơn với những giá trị văn hóa dân gian Việt Nam.
  • [Video] Bảo tàng Báo chí Việt Nam – "Ngôi nhà di sản" của những người làm báo
    Có một địa điểm rất đặc biệt giữa lòng Thủ đô Hà Nội được ví như “Ngôi nhà di sản” của nền báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức, sự dấn thân của người làm báo có khi đổi bằng nước mắt và máu, hay cả những trang báo lấm bụi thời gian – đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
    Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
Lễ Phủ Tây Hồ Rằm tháng Giêng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO