Phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững

PV| 25/01/2023 13:49

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, Hà Nội đã giành được nhiều kết quả quan trọng, từng bước vươn tới mục tiêu đưa văn hóa trở thành giá trị tinh thần to lớn...

van_hoa_ha_noi_prul.jpg

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU Nguyễn Văn Phong:  Việc triển khai Chương trình trong năm 2022 đã được tập trung chỉ đạo thực hiện, bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, với nhiều khởi sắc trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch…

Đồng thời, việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai Chương trình từ thành phố tới cơ sở, kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đẩy nhanh tiến độ các dự án chuyển tiếp, bảo đảm hoàn thành đúng thời gian được duyệt và khẩn trương hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định đối với các dự án mới.

Được biết, sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm 2022 được xác định là thời điểm “bứt phá” của nhiều công tác, nhiệm vụ thuộc Chương trình số 06-CTr/TU. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU đã ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ, yêu cầu sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Kết quả, đã có 8/9 nhiệm vụ của năm được hoàn thành, trong đó, nhiều nhiệm vụ “về đích” trước thời hạn.

Nổi bật là việc Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU đã tham mưu với Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045”; chỉ đạo các sở, ban, ngành tham mưu với HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND về bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, nếu như Nghị quyết số 09-NQ/TU là kim chỉ nam cho sự phát triển của văn hóa trong thời gian tới, thì Nghị quyết số 02/NQ-HĐND “gỡ khó” cho một trong những mảng nhiều vấn đề nan giải là tu bổ, tôn tạo di tích. “Cũng trong thời gian này, nhiều nghị quyết khác được ban hành, cụ thể hóa sự quan tâm của Hà Nội về phát triển văn hóa, như: Chế độ đãi ngộ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân và các câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; quy định mức chi tiền thưởng cho các giải thưởng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao quần chúng…”, ông Đỗ Đình Hồng nói.

Công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội tiếp tục được triển khai sâu rộng từ thành phố tới cơ sở... với những cách làm đa dạng, phong phú, như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã nông thôn mới, phường văn minh đô thị Hà Nội lần thứ I - năm 2022; Cuộc thi “Giữ gìn ngõ phố xanh, sạch, trang hoàng đường phố đẹp” chào mừng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31); Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền cổ động trực quan về Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố; cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”…

Năm 2022 cũng đánh dấu sự bùng nổ của các sự kiện, hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa sau 3 năm “chững lại” vì đại dịch Covid-19, trong đó phải kể đến Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - 2022 với quy mô lớn chưa từng có cả về không gian, thời gian và số lượng sự kiện, hoạt động. Theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Phan Đăng Sơn (đơn vị phối hợp tổ chức sự kiện), Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - 2022 là cơ hội để thành phố quảng bá thương hiệu Thành phố sáng tạo; đồng thời dẫn dắt, khơi nguồn sáng tạo tiềm ẩn trong các công dân thành phố. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội - 2022 cũng là sự kiện khép lại 1 năm khởi động nhiều nhiệm vụ thực hiện cam kết khi Hà Nội tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Đối với nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đã ban hành Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030". Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, góp phần mang lại kết quả học sinh Thủ đô dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế…

Bài liên quan
  • Nhận diện thực trạng phát triển văn hóa Hà Nội
    Trong 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội gặt hái được nhiều thành quả trong các mục tiêu, đề án, nhiệm vụ về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Từ những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại là cách để Hà Nội nhận diện rõ thực trạng phát triển văn hóa Thủ đô trong tình hình mới.
(0) Bình luận
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Lời cảm ơn của Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội
    Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Tây Hồ: Vững bước trên hành trình kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh và giàu bản sắc
    Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO