''Chất'' Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

NSHN| 16/03/2021 16:16

Thủ đô Hà Nội là vùng đất “nghìn năm văn hiến”. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Hà Nội đã tạo cho mình những phẩm chất riêng, đó là phẩm chất hào hoa, thanh lịch... Những phẩm chất này được hun đúc từ trí tuệ, đạo đức của nhiều thế hệ người Hà Nội và là sự kết tinh tinh hoa của cư dân mọi miền đất nước hội tụ về Thủ đô.

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

Cách đây hơn 150 năm, Nguyễn Công Trứ đã mở đầu một bài thơ nổi tiếng, bài “Thành Thăng Long” với hai câu:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Nhận xét của Nguyễn Công Trứ đã trở thành câu “chốt” để nói về tính cách người Hà Nội. Chất hào hoa, thanh lịch thể hiện ở sự tài hoa, tao nhã, khéo léo và sành điệu trong cuộc sống; tính chất phóng khoáng, lịch duyệt, quân tử, tinh tế, coi trọng cái đẹp và luôn sáng tạo trong cuộc sống. Tính hào hoa, phong nhã biểu hiện hằng ngày trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, ứng xử và cả trong văn hóa ẩm thực.

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

Trong “Hà Nội thanh lịch” – cuốn sách cuối cùng của đời mình, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã viết về người Hà Nội như sau: “Người Tràng An rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạch họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau, “biết nhịn”, “biết nể”, “biết ngượng”, “suy bụng ta ra bụng người”. Trong thôn phố, có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý... Tình người rõ ràng ở chỗ: Nhà ai có trẻ lạc, là chạy đến nhà cụ Phúc Hậu, bận gì cụ cũng bỏ đấy, đi rao, tìm khắp nơi; khách nhà quê ra, đi mãi, nóng, nhọc thì thấy ngay bên đường một vại nước vối ngon với mấy cái bát sạch. Người ta tóm cả cái thanh, cái cao, cái lịch sự, ẩn ý vào hai chữ: Thanh lịch”.

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội
“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

Người Hà Nội có cách nói chuyện khoan thai, từ tốn. Kính ngữ, với những thế hệ xưa, rất quan trọng. Con cháu trong gia đình không nói: “Cháu mời bà ăn cơm ạ” mà nói: “Cháu mời bà xơi cơm ạ”. Chủ sẽ không nói: “Bác gắp món này đi”, mà nói: “Bác dùng món này ạ”. Khách sẽ không nói: “Món này bị cháy rồi”, mà nói: “Hình như món này hơi quá lửa”... Gọi người Hà Nội là kiểu cách cũng đúng; là kiêu kỳ cũng đúng; là lãng mạn cũng đúng, nhưng tất cả sự làm dáng, kiêu kỳ hay lãng mạn đó đã giúp tạo nên một Hà Nội lịch lãm, quý phái mà ai cũng có thể nhận ra.

Hỏi nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng, hồn cốt Hà Nội nằm ở đâu, ông trả lời: “Nó nằm ở con người. Người Hà Nội lương thiện, trung thực và hòa nhã. Hết sức nhân văn. Đi nhẹ, nói khẽ, không gây gổ ngoài đường. Người Hà Nội chuộng sự tinh tế, cái gì các cụ để lại là gìn giữ, chăm chút...”.

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

Hà Nội ngày nay to rộng hơn xưa, đồ sộ hơn, hiện đại hơn. Người Hà Nội giờ cũng đông hơn, nhưng vẻ lịch lãm thì kém xưa nhiều. Vì thế, nhiều người nói Hà Nội xấu hơn xưa. Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”, nhà văn Nguyễn Khải ngậm ngùi: “Một người như cô phải chết đi, thật tiếc. Lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất Kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”.

Nhiều người tiếc cái “ngày xưa”, khi Hà Nội là một đô thị nhỏ xinh, khi mấy chữ “người Hà Nội” luôn là hình mẫu tự hào. Dẫu vậy, phải chấp nhận thực tế rằng sự phát triển nào cũng có mặt trái. Văn hóa Hà Nội đã đổi thay. Những bề bộn của cuộc sống có làm cái “chất” Hà Nội bị pha loãng hơn.

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội
“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

Dù thế nào thì Hà Nội vẫn phải là Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, văn hóa Hà Nội phải gìn giữ được nếp sống thanh lịch của một đô thị “kinh kỳ”. Khôi phục những nét đẹp (tinh thần yêu cái đẹp, tự trọng, biết mình, biết người...) đã trở thành bản sắc, tái lập hệ thống tính cách người Hà Nội trong bối cảnh đương đại là hết sức cần thiết bên cạnh việc tuyên chiến với cái xấu đang len lỏi trong cuộc sống hằng ngày. Làm sao để việc ứng xử của người Hà Nội hôm nay xuất phát từ nội tại mỗi cá nhân, từ cảm hứng trước cái đẹp chứ không phải chỉ từ sự bắt buộc...

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

Sẽ làm được như vậy, nếu trước hết cộng đồng khoảng 8 triệu người dân Hà Nội, dù sinh sống lâu dài ở đây hay chỉ tạm thời dừng chân, đều có chung một tiếng nói và lòng yêu quý, vun đắp cho mảnh đất này. Nuôi dưỡng, khơi gợi và phát huy vẻ đẹp truyền thống là cách để nối mạch văn hóa ứng xử của người Hà Nội, phát triển nó trong thế đi lên tất yếu của Hà Nội hôm nay.

“Chất” Hà Nội - Văn hóa Hà Nội

"Chất" Hà Nội góp phần tạo nên văn hóa Hà Nội và đó chính là nền tảng vững chắc, là động lực cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
''Chất'' Hà Nội - Văn hóa Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO