Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thần vua nước Việt quê Đường Lâm

Kim Thoa| 09/02/2023 06:12

Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, quê ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Ngài được Nhân dân tôn thờ là thần – Thần vua, bởi khi sống Ngài là một vị vua, một chủ tướng uy dũng, nhân hậu; chết đi Ngài vẫn luôn hiển linh phò trợ nhân dân, đất nước.

img-5313-600x450.jpg
Đền thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng ở Đường Lâm, Sơn Tây

Ở làng Đường Lâm hiện vẫn còn một tấm bia rất cổ và hiếm quý (niên đại: 1390) ghi lại sự tích từ thời cổ đại - thế kỷ thứ VIII - của vị Đại Vương là người làng, phù hợp với sự ghi chép trong bộ sách của triều đình nhà Trần cũng rất cổ (niên đại: 1312) - Việt điện u linh tập- nói về những điều linh dị mà hiện hữu về cùng một nhân vật, đồng thời là nhân thần: Phùng Hưng.

Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 791, chỉ một thời gian ngắn sau khi giành được chính quyền. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5/1/761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13/9/802), thọ 41 tuổi.

cam-lam-600x450.jpg
Một góc làng Cam Lâm – Quê hương của Phùng Hưng

Người dân trong vùng còn truyền lại câu chuyện đánh hổ của Phùng Hưng. Thời ấy vùng Đường Lâm có nhiều rừng núi bao quanh với hổ dữ hoành hoành, người dân lo lắng không dám vào rừng làm nương rẫy. Nhiều người liều lĩnh làm nương bị hổ vồ, hoặc may mắn thì cũng bị dọa cho hồn xiêu phách lạc. Biết chuyện, Phùng Hưng vào rừng xem xét, bàn với hai người em trai của mình cách trị hổ. Kết quả ông đã đánh bại hổ dữ giúp người dân trong vùng yên tâm lên nương. Lần khác, Phùng Hưng lại đánh bại hai con trâu rừng khiến người dân trong vùng nể phục.

tranh-ve-ve-bo-cai-dai-vuong-phung-hung-nguon-tu-lieu-63.jpg
Tranh vẽ về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Nguồn: Tư liệu

Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.

Bấy giờ là những tháng năm thuộc niên hiệu Đại Lịch của triều đại nhà Đường thống trị. Kẻ thay mặt vua nhà Đường cai quản nước Việt ở thời gian này là Cao Chính Bình, nguyên chân quan võ Đô uý châu Vũ Định (ở Tây Bắc), vì có công danh đánh lui các toán giặc cướp từ ngoài biển kéo vào, nên được vinh thăng làm chức đứng đầu cả Phủ đô hộ, đóng dinh trong toà "An Nam La thành", bên bờ sông Tô Lịch. Từ toà thành này, tân quan Cao Chính Bình đề ra tân chính sách bóc lột cực kì hà khắc của mình, khiến người Việt ở khắp nơi đều hết sức phẫn nộ.

Ngọn lửa căm hờn bọn thống trị ngoại bang lâu nay vẫn âm ỉ, bây giờ như có dầu đổ thêm, bùng lên dữ dội, trước hết là Đường Lâm, rồi từ Đường Lâm lan đi.

Ngọn cờ nghĩa giương cao trên miền đất đồi Đường Lâm, do chính Phùng Hưng khởi xướng. Danh hiệu tự xưng bây giờ là: Đô quân. Người em trai Phùng Hải sát cánh bên anh, danh hiệu là Đô bảo.

Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân từ khắp các miền đất Giao Châu. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.

Được sự trợ giúp của người cùng làng có nhiều mưu lược là Đỗ Anh Hàn, tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành.

Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác.

Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra quyết liệt, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước.

Bằng công lao và sự nghiệp lẫy lừng ở năm 791 ấy, người hào trưởng đất Đường Lâm trở thành nhân vật lịch sử anh hùng ở Thủ đô, thời tiền Thăng Long. Được người đương thời mến mộ, ông dược suy tôn là "Bố Cái Đại Vương".

Sau khi mất, tương truyền Phùng Hưng đã nhiều lần hiển linh, phò trợ đất nước, tiêu biểu như việc ông xuất hiện trong giấc mộng của Ngô Quyền (người cùng quê, sinh sau ông hơn 100 năm), trước khi Ngô Quyền xuất quân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại độc lập dân tộc sau 1.000 năm bị đô hộ.

Sau trận thắng trên sông Bạch Đằng, vua Ngô Quyền về quê tạ ơn và xuống chiếu lập đền thờ Phùng Hưng to hơn quy mô cũ và tổ chức lễ hội thật long trọng. Các triều đại về sau đều có sắc phong Phùng Hưng là thượng đẳng thần. Nhiều sách cổ đã viết về ông và những công lao với dân với nước của ông, như: Việt Điện Thông Giám Cương Mục, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh…, cùng nhiều công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, các nhà sử học hiện đại. Ở Hà Nội, lăng mộ, đền thờ và các di tích liên quan đến Phùng Hưng đều được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm, chăm sóc chu đáo. Lễ kỉ niệm ngày sinh, ngày mất của ông hàng năm đều được thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây tổ chức, với lòng thành kính và tri ân.

Ghi nhớ công lao của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, ngày nay, nhiều trường học, đường phố ở Hà Nội và cả nước đã mang tên Phùng Hưng. Xứ Đoài còn có một số giải thể thao mang tên Ngài.

Bài liên quan
  • Lễ hội làng Chử Xá là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Ngày 7/2 (tức ngày 17 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức Khai mạc Lễ hội làng Chử Xá năm 2023 và công bố Quyết định công nhận Lễ hội làng Chử Xá, xã Văn Đức là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến dự.
(0) Bình luận
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thần vua nước Việt quê Đường Lâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO