1920x1080-4.png

Hàng năm cứ từ ngày 13 tháng giêng đến ngày 25/2 âm lịch, người dân làng Vạn Vỹ tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ cùng nhau tổ chức Lễ cầu ngư để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà, người dân của làng đánh bắt được nhiều cá tôm hơn ...

1.jpg

Chia sẻ với phóng viên tạp chí Người Hà Nội, các cụ cao niên ở làng không rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết lễ hội là truyền thống được các cụ đi trước để lại và vào ngày cuối cùng lễ hội, “Tiệc cá chung” - một bữa tiệc được tổ chức ở đình làng, là dịp để những người dân trong làng có thể gắn kết và dành những lời chúc cho nhau một năm thuận buồm xuôi gió.

wbs05013.jpg

Trước đây người dân làng Vạn Vỹ sinh sống chủ yếu ở trên ven Sông Hồng, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, vậy nên chỉ biết trông cậy vào thời tiết, đất trời, mưa thuận gió hoà thì đánh được mẻ cá lớn, cuộc sống sẽ ấm no hơn. Vậy nên người dân ở làng để lập Lễ cầu ngư dân lễ với thần hoàng làng và cầu mong cho bà con ở làng đánh bắt được nhiều mẻ lớn để đời sống ngày càng đủ đầy.

beige-minimalist-mood-photo-collage.jpg

Vốn dĩ dân trong làng Vạn Vỹ hầu hết là ngư dân, nhưng đến nay có nhiều chuyển biến, có người vẫn lựa chọn gắn bó với nghề chài lưới nhưng có người lại di cư lên đất liền lập nghiệp, vậy nên Lễ cầu ngư đến nay không chỉ dừng lại ở việc cầu ngư mà còn là cầu cho dân làng Vạn Vỹ bách nghề, bách thắng, dưới thuỷ hay trên bộ đều làm ăn thuận lợi.

2.jpg

25/2 âm lịch là thời gian “Tiệc cá chung” được tổ chức, mọi ngư dân ai đánh bắt được con cá lớn nhất thì được lựa chọn ra để cúng thần linh và được giải thưởng nhất – nhì – ba. Đặc biệt, đây là bữa tiệc cho mọi người dân làng Vạn Vỹ, những ai xa xứ trước dọc theo sông Hồng lên Yên Bái đánh bắt, hay di cư lên đất liền mưu sinh đến ngày vẫn nhớ về cội nguồn, đến ngày hội tự lòng cùng nhau về đình làng dâng lễ báo ơn và dự tiệc cùng với cội nguồn quê hương.

_cahh.jpg

Sau khi cúng lễ, người dân trong làng mỗi người một tay, chế biến những con cá cúng lễ ngon nhất để làm các món ăn ngon nhất. Những loại cá như: Cá lăng, cá trắm đen, cá nheo, … được lựa chọn và sơ biến trực tiếp ở chòi trên sông để nhằm đảm bảo được độ tươi ngon nhất.

check-in-be-boi-vo-cuc.jpg

Những mẻ cá nướng thơm ngon được chế biến tẩm ướp một cách dân dã tạo nên hương vị rất riêng của làng Vạn Vỹ.

wbs05160.jpg
wbs05161.jpg
wbs05168.jpg

Những người con xa xứ tụ họp lại ở đình Vạn Vỹ gắn kết với nhau sau một thời gian dài. BTC Lễ hội cầu ngư cho biết, năm nào cũng như năm nào, những người con Yên Bái đến ngày này, luôn trở về với làng chài Vạn Vỹ dâng lễ và cùng nhau đoàn tụ với cội nguồn quê hương.

_cahh-1-.jpg

Hiện nay, sau khi được Nhà nước công nhận di tích, đình Vạn Vỹ đang trong thời gian được tu bổ, tôn tạo để qua đó phát triển hơn truyền thống Lễ cầu ngư đặc sắc của dân làng Vạn Vỹ.

Nguyên Hương - Tuệ Thư (thực hiện)

19/03/2023 10:33

Bài liên quan
  • Đền Quán Thánh - Nét đẹp tứ trấn trong lòng thủ đô
    Đền Quán Thánh hay còn gọi là Trấn Vũ Quán, một địa danh nổi tiếng trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của vùng đất kinh kỳ. Đây là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ phương Bắc kinh thành Thăng Long. Tồn tại và chứng kiến dáng vẻ đất nước sau hơn 10 thế kỳ, hiện ngôi đền vẫn được mệnh danh là Bắc Kỳ đệ nhất danh (tức là Danh thắng đứng nhất Bắc Kỳ).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Lễ cầu ngư: Nét văn hoá đặc sắc Làng chài Vạn Vỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO