Ôi Thủ đô bắt đầu từ đâu

Vũ Minh Phúc| 22/12/2022 09:45

Việt Nam nơi đâu chẳng có những kinh đô. Những kinh đô được cha ông dựng nghiệp bao đời, qua năm tháng thăng trầm rồi lại hợp nhất là một. Gần bốn kinh đô được định tên trên bản đồ đất Việt, có những kinh đô thành huyền thoại như Phong Châu, Cổ Loa; có kinh đô duyên dáng bí ẩn như Huế, có kinh đô cổ kính như Hoa Lư, có kinh đô ấn tượng như Thăng Long - Hà Nội. Nhưng nơi vùng đất đế đô, phía những miền đất định đô, những kinh đô chẳng bao giờ hết những câu chuyện dã sử huyền thoại cuốn hút.

co-do-hoa-lu.jpg
Cố đô Hoa Lư - nơi vua Lý Công Uẩn rời đô ra Hà Nội

Ngã ba thương nhớ

Ngày xưa, hình như chẳng có con đường nào từ cố đô Hoa Lư đến thành Đại La dễ dàng. Đường sông có mấy cung đường ngoằn ngoèo, có khả năng làm mềm bất kỳ ý chí của người lái đó nào, thì hầu hết là những con đường đến với ngã ba sông. Từ những đoạn đá hộc đá sỏi Sào Khê (Tràng An, Ninh Bình) sang nơi con sông Hoàng Long ngạo nghễ, đến cung đường dài đằng đẵng miên man mịt mùng từ đông về ngã ba Gián Khẩu, Gián Khuất hay luồn mình vào đá, len lỏi qua những ngọn thác dữ dằn mà tiến như đến nơi sông Đáy (Phủ Lý) rồi ác mộng với những chiếc xe như vào Châu Giang, Thiên Phù, Hàm Tân.

Chúng tôi qua Trác Văn (Duy Tiên, Hà Nam) đúng ngày cuối cùng năm 2019. Đi từ Phù Vân qua Châu Sơn - Tắc Giang - Lỗ Hà, đến Bình Nghĩa thì trong người cảm thấy mệt bơ phờ. Đường xấu đến nỗi, xe máy cứ gầm gừ ọc ạch lao qua những tảng đá to như chân voi. Chỉ độ ba năm trở lại, đường đi Châu Giang vẫn xứng đáng là cung đường "bão tố", vẫn trong hành trình hoàn thiện của tuyến đường liên thôn liên xã. Hồ Khẩu là nơi vua Lý đi thuyền vào Hà Nội, nơi vua nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên cao. Từ phía ngoài ngã ba sông đầy khói sóng, thuyền bè cũng ngoằn ngoèo mỏi tay chèo mới vào được kinh thành Hà Nội. Cái màu xanh ngút mắt của mấy rặng tre, rặng duối, của lúa, của hoa trái, chẳng thể làm chúng tôi quên cảm giác chạy xe qua những ổ voi ổ gà. Ngã ba sông Sào Khê - Hoàng Long - sông Đáy nơi giáp ranh Ninh Bình - Hà Nam, kỳ lạ bởi dòng chảy nửa đỏ nửa xanh chia đôi con sông.

Một thượng nguồn khác, cũng nhiều huyền thoại không kém, là nơi chào đón đoàn thuyền của vua Lý tiến vào Hà Nội. Để vào được kinh thành Hà Nội, cột mốc đánh dấu công cuộc chuyển đô kỳ vĩ, phải di chuyển từ sông Đáy đến Phủ Lý, rồi rẽ vào ngã ba sông Châu Giang - Sông Nhuệ, ngược sông Nhuệ đến Chèm, ra sông Cái xuôi về Thăng Long. Những cột mốc đáng nhớ phía thượng nguồn nằm trên đoạn sông ngắn xuyên thác ghềnh về nguồn. Con đường ấy có độ dài 130 km, nằm cách kinh thành Hà Nội cả trăm cây số. Chỉ một quãng mười mấy cây số, chúng tôi phải mất gần hai tiếng vượt qua đoạn sông không giống đường ấy. Cứ đi trong nỗi phập phồng và thấp thỏm, phía dưới là sông Hồng cứ ngạo nghễ, bên kia là núi đá nhô ra thách thức, dưới bánh xe, đường nát tơi tả. Một người bạn trẻ mới 30, kể mỗi lần về thăm Hà Nội, đi 90 cây số theo đường chim bay từ Ninh Bình tới Hà Nội, đến cửa nhà bụi bám kín người, vợ bảo "trông như người thợ hồ mến thương". Nhà văn hóa Nguyễn Văn Trò, nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian tỉnh Ninh Bình, bảo nghìn năm trước, phương tiện tiện duy nhất mà vua Lý đi vào Hà Nội là thuyền, vì chưa có đường bộ. Thuyền qua những ghềnh đá dữ dội, thấy mình cũng chẳng khác người lái đò sông Đà năm xưa nắm lấy bờm sóng mà tiến.

Sông Hoàng Long, con sông thơ mộng với nhiều truyền thuyết độc đáo từ nghìn năm trước, rồi đến hôm nay, nó vẫn thơ mộng, vẫn như một chứng tích văn hóa không thể phai mờ. Sông Hoàng Long cùng với sông Sào Khê, sông Lãng, sông Bôi, sông Đáy tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa. Và cũng chính trên dòng sông này, nơi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La vào năm 1010. Có thể nói, sông Hoàng Long thanh bình là nơi khắc đậm dấu ấn của một nghìn năm chống Hán hóa, một kinh đô trên bến, dưới thuyền, là không gian du lịch nên thơ với hai bên bờ là những thắng cảnh tuyệt bích, di tích có giá trị hầu như vẫn trường tồn qua hàng nghìn năm nay.

Linh thiêng hào hoa

Chẳng biết làm sao, mà cuộc chuyển đô nào cũng lãng mạn dịu dàng khi về nguồn cội ấy, lãng mạn dịu dàng trong cả bài hát. Nhưng Hà Nội và Ninh Bình, được xếp vào hai kinh đô đẹp nhất trong số gần 4 kinh đô nước Việt.

Trạm kiểm soát đường thủy nằm trên một cái chòi cao. Từ chỗ cột mốc RG - La 411, nhìn ra ngã ba sông Hồng, mùa lũ về, thấy rõ sự phân chia đôi dòng rõ rệt. Mấy cuộc gặp gỡ của chúng tôi với những người làm di sản đều ngắn ngủi. Cuối năm 2019, chúng tôi chỉ kịp bắt tay chào hỏi mọi người trước khi họ bắt đầu làm nhiệm vụ bảo tồn di sản. Một năm sau, nghe tin trục di sản mới đã hình thành trong năm 2020, một quần thể ngay giữa cố đô Hoa Lư, chúng tôi rất sửng sốt, tự hỏi "đất nước chúng ta có bao giờ tươi đẹp như hôm nay". Những di sản ấy là gì mà góp phần làm nên những thắng cảnh tráng lệ non nước mây ngàn? Một năm sau chúng tôi trở lại Hoa Lư, giữa mùa lúa vàng mướt, đi qua những hang động tuyệt bích ở Tràng An, núi ôm trọn cả mình, bao bọc mình giữa vùng đồi núi. Hoa Lư giờ khác hẳn. Anh hướng dẫn viên Hùng lần này biết chúng tôi đến, phóng xe máy chạy từ thành phố Ninh Bình về, mất nửa ngày phép. Từ trung tâm di sản thành phố, đến vùng quê ngã ba sông heo hút này, là một sự khác biệt rõ rệt. Nhưng cái khác với nhiều người, là một nhiệm vụ hiển nhiên với người làm văn hóa. Mỗi khi có phép, tranh thủ phóng xe qua gần bảy mươi cây số, cứ men theo đường xuôi dòng sông Hoàng Long về thăm vợ con ở TP. Hà Nội, rồi lại tất tưởi trở lại khu du lịch. Thế rồi cũng gần ba năm, cũng quen với hành trình xuôi ngược, dù mỗi bận về nhà cũng mất chừng bốn tiếng nếu phóng nhanh. Hùng nheo mắt "Ở đây, chỗ nào cũng nổi tiếng vì di sản", cuối năm Hùng và những người bạn chắc đang bận với các đoàn khách du lịch. Nhưng con nước mùa này vẫn chẳng hiền lành nơi ngã ba sông mịt mùng khói sóng.

Ngã ba sông Sào Khê - sông Đáy - sông Hồng ngạo nghễ "độc bắc lưu" mùa mưa tháng 8, dòng nối dòng. Nơi ngã ba sông mà Vua Lý với tầm nhìn chiến lược, nghĩ cho muôn đời con cháu đã quyết rời đô về nơi "trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước". Cứ nhìn Hà Nội hôm nay đổi mới, thì mường tượng ra minh triết sáng suốt mà vua Lý rời đô "Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh". Hà Nội thời kỳ này gọi là Đại La. Đường vào hun hút, vẫn thấy những người dân thấp thoáng qua lại, ngước nhìn thấy gương mặt đầy thân thương. Ngay cả lúc dẫn chúng tôi đi thăm những dấu tích, ánh mắt nhà văn hóa Nguyễn Văn Trò vẫn thường trực nhìn về những con thuyền ở ngã ba sông. Đây là phản xạ của người làm văn hóa lâu năm nơi vùng đất đế đô. Tôi nói để tôi chụp cho ông một tấm hình với dấu tích. Gần 40 năm nghiên cứu những di sản Tràng An (Hoa Lư) thường xuyên, chưa một lần ông chụp ảnh cùng chúng. Miền di sản thơ mộng qua nghìn thế kỷ ngoài kia, chẳng phải vì lúc nào cũng có những tấm lòng như thế này hướng về nguồn cội sao?

Trong hành trình của chúng tôi, luôn tự hào từ những kinh đô, về những miền đất văn hiến trên cái nền trời cũng rất đẹp văn hóa. Chúng tôi cứ náo nức về nơi bắt đầu của Thủ đô, mỗi cuối năm, về những quãng đường đằng đẵng hàng năm, hàng trăm cây số từ thành phố đến những miền ngoại ô heo hút. Những người yêu văn hóa, gắn mình với các di sản, đơn giản và hiển nhiên, để giữ những gì thân thương máu thịt, chẳng có lịch sử nào có thể thay đổi được. Phía kinh đô, phía thượng nguồn những dòng chảy văn hóa, hình Thủ đô được vẽ từ những người rất thật:

"Đây Thăng Long sắp tròn nghìn năm tuổi

Rồng bay lên ngày tháng tốt tâu vua

Lý Công Uẩn mắt thần nhìn nước non mở hội

Bốn Phương trời Đại Việt lập kinh đô"

(Huy Cận)

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Vũ Minh Phúc. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội thương một đời, đâu phải... tạm thương!
    Tôi đã phải lòng câu nói “Thương một đời đâu phải tạm thương”. Ấy là lần đầu bước chân đến ngõ Tạm Thương trong một sớm mùa Xuân lây phây mưa bụi, không gian bảng lảng sương mờ giăng kín. Dường như ngõ Tạm Thương vẫn còn ngái ngủ, đang trầm vào hơi thở. Bóng thời gian sẫm màu in lên ngõ nhỏ, tôi ngỡ mình cảm nhận được những trầm tích yêu thương.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Ca sĩ Xiri “trình làng” MV đầu tay mang đậm nét phim Châu Tinh Trì
    Hà Anh cùng Vinny Vũ tổ chức đêm nhạc ra mắt ca sĩ mới của HAY Bros: Nữ ca sĩ Xiri vào tối ngày 10/12 vừa qua. Đây cũng là buổi giới thiệu tới công chúng những thành công nho nhỏ mà HAY Bros đạt được trong gần 2 năm hoạt động.
  • SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm
    Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Ôi Thủ đô bắt đầu từ đâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO