Có một Hà Nội như thế trong tôi

Đoàn Thị Hạnh| 05/01/2023 11:08

Tôi biết đến Hà Nội từ khi còn rất nhỏ. Hà Nội trong tôi khi ấy là lăng Bác Hồ uy nghi giữa quảng trường Ba Đình đầy nắng, là thân thương nhà sàn, ao cá, vườn cây - nơi Bác từng sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

10013756-10202936579789688-105-2763-3263-1436934732.jpg
Và chắc hẳn rồi, tôi cũng như bạn sẽ cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời về Hà Nội mến thương (ảnh: internet)

Một cô bé học sinh tiểu học như tôi lúc đó háo hức vô cùng khi được bố mẹ cho về Thủ đô thăm lăng Bác. Tôi vẫn nhớ sự ngây ngô, hồn nhiên của mình khi ngồi trên ô tô mà cứ thắc mắc tại sao nhìn qua kính xe, hai hàng cây xanh bên đường lao vun vút như chạy ngược lại đằng sau. Về Thủ đô, mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm. Nhưng điều tôi nâng niu, ấp ủ nhất nơi trái tim bé nhỏ là hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc mà tôi thường được nghe cô giáo ngợi ca với niềm tự hào ngời sáng qua mỗi bài thơ, mỗi câu chuyện kể.

Sau này lớn hơn, học cấp hai, tôi được đến Hồ Gươm là “Lẵng hoa xinh xắn giữa lòng Thủ đô Hà Nội”. Thích thú ngắm nhìn tận mắt khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp mà trước đó tôi chỉ biết hình dung, tưởng tượng qua đọc những câu thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “ Hà Nội có Hồ Gươm/ Nước xanh như pha mực/ Bên hồ ngọn Tháp Bút/ Viết thơ lên trời cao” và những câu văn đã thuộc lòng từ lâu: “...Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn...” (Theo Ngô Quân Miện). Đứng bên hồ, nhìn làn nước xanh trong vắt soi bóng những hàng cây, phía xa giữa hồ là Tháp Rùa cổ kính, rêu phong, nghe vọng về từ lịch sử xa xưa hình ảnh vua Lê Lợi trao trả gươm thần cho Rùa vàng sau khi đánh tan giặc Minh.

Hồ Gươm là nơi không thể bỏ qua mỗi dịp tôi trở về Thủ đô. Vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, thanh lịch như nàng thiếu nữ Hà thành đã gây thương nhớ, mê hoặc bất cứ ai đã từng đến nơi này. Tôi thích được thả bộ dạo bước quanh hồ, tận hưởng cảm giác bình yên, ngọt ngào đầy thi vị của thắng cảnh nơi đây. Mùa hè, lòng bạn sẽ xốn xang, bâng khuâng khi đi dưới sắc hoa phượng rực đỏ, sắc tím bằng lăng gợi nhắc tuổi học trò, ngồi trên ghế đá bờ hồ nhấm nháp que kem Thủy Tạ hay kem Tràng Tiền mát rượi, thơm ngon để rồi luyến nhớ, mong sớm được trở lại. Những thảm lá vàng rơi lãng đãng sương thu như mê hoặc, như dụ dẫn. Xanh xanh liễu rủ thướt tha, soi bóng mặt hồ êm ả với tiết trời dìu dịu, bạn sẽ cảm thấy thật dễ chịu, tâm hồn lâng lâng, mơ mộng, lãng mạn, trẻ trung biết nhường nào. Và chắc hẳn rồi, tôi cũng như bạn sẽ cùng lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời về Hà Nội mến thương.

Có ai về Hà Nội mà không biết đến Hồ Tây? Tôi đã từng mở căng lồng ngực hít hà hương sen dịu ngọt bên Tây Hồ lộng gió. Ngắm bình minh lấp lánh, thuần khiết cùng ánh chiều hoài niệm gợi bao xúc cảm. Hồ Tây đẹp như một bức tranh thủy mặc. Có lẽ vì thế mà các thi nhân hay chọn nơi đây làm địa điểm đàm đạo văn chương. Tôi hạnh phúc vì đã được cùng những người bạn văn thơ thỏa chí du ngoạn, cất cao thi hứng. Không gian trong lành, thoáng mát, ngồi uống trà, thưởng thức bánh tôm, đặc sản Tây Hồ trên đường Thanh Niên thì còn gì bằng.

Con gái gửi cho mẹ tấm hình qua mesenger chụp cảnh đứng bên bờ Hồ Tây. Hà Nội bảng lảng khói sương. Hà Nội như bài thơ tình tứ. Bó cúc họa mi dịu dàng trên tay như muốn ôm cả Hà Nội vào lòng mà thầm thì yêu thương, mà đắm say, quyến luyến.

Hà Nội nên thơ, Hà Nội thân thương là thế! Hà Nội trong tôi còn là niềm tự hào của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Mỗi lần đưa học sinh về tham quan, dâng hương báo công tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lời tiền nhân như vang vọng, hào quang lịch sử bừng sáng. Di tích Văn Miếu gợi nhắc truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, là nơi đến của bao thế hệ học trò với lòng tôn kính, ngưỡng mộ các bậc tiền bối đã làm rạng danh non sông đất Việt. Hàng năm, Ngày thơ Việt Nam diễn ra tại Văn Miếu trong không khí trang trọng mà ấm áp, thân tình. Vẻ đẹp của thơ ca góp phần tô thêm nét đẹp văn hóa dân tộc. Chầm chậm chiêm ngưỡng những cuốn sách được trưng bày tại các lều thơ, tôi thấy một Hà Nội lấp lánh, lung linh. Chộn rộn niềm vui. Hà Nội đẹp quá. Hà Nội tỏa sáng vẻ đẹp của trí tuệ Việt Nam.

Gặp gỡ những người bác, người chú, những người anh, người chị vô cùng thân thiện, nụ cười luôn nở trên môi. Ngồi bên nhau nhâm nhi tách cà phê trên phố Văn Miếu mà ấm nồng Hà Nội.

Hà Nội gần gũi, giản dị từ những gánh hàng rong của bà, của mẹ. Mỗi sớm mai khi hạt sương còn ngủ trên búp lá, những gánh hàng như mang cả hồn quê vào đất Hà thành. Mùi thơm xôi nếp đỗ đen, đỗ xanh, bánh khúc; vị thơm bùi của muối lạc, vừng hay cả gánh hàng bún mọc, bún đậu nước dùng tỏa khói thơm phức,... những món quà sáng đậm đà hương quê. Tôi thấy hình ảnh bà tôi từ giọng nói ấm áp, cử chỉ ân cần của người bán hàng. Tôi thấy người mẹ, người chị chân tình, mộc mạc chở mùa thu vào Hà Nội trong sắc màu muôn hoa rực rỡ.

Tôi thích sự đơn giản, thoải mái khi ngồi cùng mấy đứa bạn bên những quán cóc vỉa hè. Vài cốc trà đá, gói hướng dương tí tách, chuyện trò rôm rả. Thời sinh viên, mấy ai không có những lần xôm tụ như thế! Và Hà Nội cũng là quê hương của biết bao người dân tỉnh lẻ đến sống, học tập, làm việc và gắn bó với mảnh đất này.

Sáng, trưa, tối trên các dãy hành lang bệnh viện, những phiếu phát cơm, phát cháo miễn phí được chia cho người nhà chăm nom bệnh nhân. Người Hà Nội là thế! Yêu thương bằng cả tấm lòng. Tôi rưng rưng xúc động tình người Hà Nội.

Phải rồi, có ai mà không yêu Hà Nội kia chứ! Cả những người chưa từng đến Thủ đô cũng ấp ủ một tình yêu sâu lắng dành cho Hà Nội. Trái tim của Tổ quốc đập nhịp đập non sông gấm vóc. Hà Nội là tình yêu, nỗi nhớ trong tôi. Không sinh ra ở Hà Nội, không có nhiều ngày ở Hà Nội nhưng Hà Nội như người bạn chỉ gặp một lần là nhớ mãi và luôn khao khát ngày tương ngộ. Có biết bao điều muốn nói cùng Hà Nội. Bao con đường, ngõ phố mong có dịp đặt chân. Đây Hoàng Thành Thăng Long, kia phố cổ; đây làng gốm Bát Tràng, kia làng đào Nhật Tân; đây làng giấy Yên Thái, kia làng Vòng xanh sắc cốm ,...những nét văn hóa đậm chất Hà thành neo đậu với muôn thuở thời gian. Có đến rồi mới thấy Hà Nội thật khó cưỡng. Hà Nội níu chân muôn người.

Sao có thể nói hết tình yêu Hà Nội? Mai ai về Hà Nội, cho tôi gửi nhớ, gửi thương, cho tôi tìm lại thanh xuân nụ tình sóng sánh, nơi có bóng dáng đôi ta trên con đường nồng nàn hoa sữa, lao xao nắng gió, xôn xao kỉ niệm. Hà Nội lắng sâu, bện thắm mối duyên đầu.

Tôi lắng nghe dòng chảy Hà Nội. Lòng rộn ràng nở hoa khi thấy Hà Nội ngày một hiện đại, phong cách, trẻ trung mà vẫn thật dịu dàng, mê đắm, lắng sâu, đậm đà bản sắc. “Hà Nội ơi, nhớ mãi không quên”.

Có một Hà Nội như thế trong tôi!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đoàn Thị Hạnh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Yêu Hồ Tây
    Có ai đến Hồ Tây mà không yêu Hồ Tây? Yêu Hồ Tây, tìm hiểu về Hồ Tây, ta càng yêu, càng quý, càng trân trọng và hạnh phúc biết nhường nào!
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Có một Hà Nội như thế trong tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO