Tôi mơ Hà Nội những mùa hoa

Nguyễn Thị Hiên| 27/12/2022 18:09

Tối qua, con gái của tôi thủ thỉ: “Mẹ ơi! Sau này con sẽ chuyển nhà ra Hà Nội ở”. “Vì sao thế con?”. “Vì Hà Nội có Lăng Bác Hồ, có Hồ Gươm, có cầu Thê Húc,…đẹp lắm mẹ ạ!”

1-1605714708-845-width1600height1236.jpg
Ảnh minh hoạ

Hai mẹ con cùng cười. Con gái không biết rằng, được đặt chân lên mảnh đất linh thiêng, nghìn năm văn hiến cũng là ước mơ từ thuở nhỏ của tôi. Ngày ấy, khi chị gái cùng xóm đưa về một gói cốm được gói trong lá sen với hương thơm mát dịu, ăn dẻo chứ không giòn tan như cốm mẹ thường làm và nói đó là cốm làng Vòng ở tận ngoài Hà Nội, tôi đã bắt đầu ấn tượng với cái tên Hà Nội.

Sau này lớn lên, tôi biết Thủ đô không chỉ có cốm làng Vòng mà còn vô vàn những điều khác đã đi vào thơ ca nhạc họa không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn khiến lòng người khôn nguôi thổn thức. Nhưng điều khiến tôi thích nhất ở Hà Nội có lẽ là những mùa hoa: Hoa cúc họa mi, hoa sen, hoa sữa, hoa đào... Mùa hoa nào cũng rưng rưng thương nhớ.

Chẳng hiểu sao, mỗi lần bắt gặp một bức hình nào đó ghi lại hình ảnh những chiếc xe đạp chở đầy hoa trên đường phố Hà Nội tôi lại nhìn đến ngẩn ngơ, vì với tôi nó quá đẹp, quá thơ. Chiếc xe đạp cũ, cô bán hàng lam lũ với bộ quần áo lao động nhiều khi đã bạc màu khiến tôi nhớ đến mẹ của mình. Cô chở trên chiếc xe ấy cơ man nào là hoa, mùa nào hoa nấy, những bông hoa, bó hoa nằm cạnh nhau: Hoa hồng rực rỡ, hoa sen thanh khiết, cúc họa mi trắng muốt, khiêm nhường… Tất cả tung tẩy khoe sắc và cùng người bán rong ruổi khắp phố phường đông đúc. Người chăm hoa như chăm con mọn, hoa như hiểu lòng người nên cố gắng luôn tươi tắn, rạng ngời. Dường như hoa muốn tìm đến tận nơi người yêu chúng và cần chúng để rồi chúng tiếp tục được sống hết mình với mùa của riêng mình trong những ngôi nhà sang trọng hoặc trong những nếp nhà giản dị. Có hề gì, hoa chẳng hề kén chọn, chỉ cần nơi đó nó được nâng niu, trân trọng.

Những mùa hoa Hà Nội

Thơm nồng bước chân ai

Lạc một giấc mơ dài

Rưng rưng một chiều quen lạ…

Tôi gọi đó là những người phụ nữ chở giấc mơ hoa của phố, giấc mơ đẹp đẽ kiêu kì luôn gắn với chân dung khắc khổ, dù khắc khổ vẫn luôn tất bật, niềm nở với nụ cười thường trực trên môi. Họ giản dị tột cùng với khuôn mặt đẫm mồ hôi trong những ngày đường phố khô hanh vì nắng nóng, rồi thoáng rùng mình trong tiết đông sang. Cuộc mưu sinh cùng cái đẹp và chính bản thân họ cũng đẹp, vẻ đẹp của vất vả đời thường. Tôi đã thầm nhủ, nhất định một ngày nào đó, chính tôi chứ không phải ai khác, sẽ ghi lại hình ảnh về chiếc xe đạp chở đầy hoa tươi ấy.

Cô T là cô giáo thời đại học của tôi. Cô đẹp lắm, một vẻ đẹp nền nã, dịu dàng. Cô chậm rãi, thanh thoát trong từng cử chỉ, dáng đi, lời nói. Hồi đó, cô hướng dẫn tôi làm khóa luận tốt nghiệp, chỉ bảo tận tình và thương tôi hết mực. Rời trường, người tôi nhớ nhất có lẽ là cô. Nhưng chưa kịp quay lại thăm thì cô đã chuyển công tác đi nơi khác. Thật tình cờ, nơi đó lại là Hà Nội. Thực ra, cô là người Hà Nội gốc, theo chồng vào Tây Nguyên một thời gian rồi lại quay trở về vì nhiều lí do mà tôi đoán, lí do lớn nhất là yêu và nhớ. Thỉnh thoảng cô trò vẫn liên lạc, vẫn hẹn nhau về một ngày hội ngộ tại Hà thành. Tôi nghĩ: Mỗi người sẽ thuộc về một vùng đất nhất định, là nơi đó chứ không thể là nơi nào khác. Cô giáo của tôi, với khí chất ấy, với vẻ đẹp ấy chỉ có thể là người con gái sinh ra ở Thủ đô và gắn bó với Thủ đô:

Không thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Nghĩ về cô, tôi đồ rằng, ngày trước, thi sĩ đa tài đa tình Quang Dũng khi viết về giấc mơ của một thời trai trẻ sau những giờ giao tranh khốc liệt với kẻ thù: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm có lẽ là đang viết về một dung nhan như cô, mỗi bước đi như có hoa trên đất, như có hương thoảng nhẹ trong không gian.

Chị họ tôi cũng đang sống và làm việc tại Hà Nội. Chị ấy không đẹp một cách xuất sắc nhưng duyên dáng và giỏi. Với tấm bằng xuất sắc ngành Luật, vừa ra trường chị đã về công tác tại một cơ quan Nhà nước khá có tiếng tăm. Bây giờ chị đã là tiến sĩ, vợ chồng thành đạt, con cái giỏi giang. Nếu có cơ hội ra Hà Nội, chắc chắn tôi sẽ tìm gặp chị, một nhân tài sống giữa Thủ đô. Và tôi biết, những người phụ nữ như chị ở đây có vô vàn. Họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của nơi được coi là trái tim của đất nước hình chữ S, mảnh đất địa linh nhân kiệt chắc chắn sẽ là nơi hội tụ của người tài và người tài càng nhiều thì linh khí của Thủ đô lại càng thêm dồi dào, bền vững. Mỗi người tài đều là một bông hoa rực rỡ bốn mùa không vơi nhựa sống vì được thỏa thích phát triển, bung hết xuân thì dù đó là “bông hoa lạ” đến từ viễn xứ.

Đọc Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, tôi mê nhân vật bà Hiền lắm. Người đâu mà sang thế cơ chứ, sang từ trong cốt tủy, sang từ ngoại hình cho đến tính cách, không cần tô vẽ màu mè, không cần cố tỏ vẻ, cái sang ấy vẫn hiển hiện, bền bỉ qua bao nhiêu năm tháng, qua bao nhiêu biến cố thăng trầm. Đó mới là cốt cách thuần chất Hà Nội nhất. Nguyễn Khải ví những người như bà Hiền là hạt bụi vàng của Hà Nội quả không sai và không ngoa. Tôi biết nguyên mẫu của nhân vật ấy ở ngoài đời có không ít. Đó có thể là một cô bán hàng rong, ngày ngày gò lưng đạp xe chở đầy những loài hoa đỏng đảnh khó chiều, là một người vợ, người mẹ, người bà miệt mài với công việc nội trợ, âm thầm giữ gìn và truyền lại cho con cháu nền nếp gia phong, là người phụ nữ thành đạt, hoạt động sôi nổi ngoài xã hội… Với tôi, họ đều là những bông hoa đang khoe sắc, tỏa hương theo cách của riêng mình. Tôi thầm ngưỡng mộ họ, ngưỡng mộ vẻ đẹp, sự kiên cường, bền bỉ của họ, họ sống hết mình và thuộc về Hà Nội. Và Hà Nội là giấc mơ của tôi, là giấc mơ không chỉ của riêng tôi.

Mỗi khi mơ về Hà Nội, tôi lại mơ về những mùa hoa, những mùa hoa của thiên nhiên và những mùa hoa của cuộc sống đời thường.

Tôi thấy bước chân của mình nhẹ bẫng, trôi về chốn Hà thành cùng với những mùa hoa…

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thị Hiên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Ôi Thủ đô bắt đầu từ đâu
    Việt Nam nơi đâu chẳng có những kinh đô. Những kinh đô được cha ông dựng nghiệp bao đời, qua năm tháng thăng trầm rồi lại hợp nhất là một. Gần bốn kinh đô được định tên trên bản đồ đất Việt, có những kinh đô thành huyền thoại như Phong Châu, Cổ Loa; có kinh đô duyên dáng bí ẩn như Huế, có kinh đô cổ kính như Hoa Lư, có kinh đô ấn tượng như Thăng Long - Hà Nội. Nhưng nơi vùng đất đế đô, phía những miền đất định đô, những kinh đô chẳng bao giờ hết những câu chuyện dã sử huyền thoại cuốn hút.
(0) Bình luận
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một con ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát đối mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải miết đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi rồi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước v
  • Bánh chưng xanh Hà thành
    Nằm trong "Bộ Tứ": Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ngày xưa khi Tết đến, xuân về, thì người ta mới thấy bánh chưng, nay thì khác, quanh năm, đều thấy bánh, ở chợ, họ bán ở hàng giò, chả.
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôi mơ Hà Nội những mùa hoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO