Yêu Hồ Tây

Phạm Thị Hồng Thu| 04/01/2023 08:31

Có ai đến Hồ Tây mà không yêu Hồ Tây? Yêu Hồ Tây, tìm hiểu về Hồ Tây, ta càng yêu, càng quý, càng trân trọng và hạnh phúc biết nhường nào!

khung-canh-ho-tay(1).jpg
Khung cảnh Hồ Tây (nguồn: internet)

Yêu con đường Cổ Ngư (Thanh Niên) thơ mộng và lãng mạn. Cổ Ngư là cách đọc trại từ Cố Ngự - nghĩa là giữ cho vững con đê được làm để đi qua Hồ Tây cho gần, không phải đi vòng, có từ xưa. Con đường đã đi vào thơ ca nhạc họa, vào tâm khảm của bao thế hệ, có người chưa một lần đặt chân đến con đường ấy nhưng vẫn mê và háo hức muốn đến một lần trong đời khi nghe những bài hát về Hồ Tây, về đường Cổ Ngư, trong đó có bài “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của nhạc sĩ Trương Quý Hải có câu “Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về”. Yêu ngôi chùa Trấn Quốc cổ kính, phong rêu. Yêu cái khát vọng dựng chùa để giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống yên bình của ông cha ta. Yêu kem Hồ Tây mát từng kẽ tóc những buổi trưa hè và bốc khói thật hấp dẫn khi những cơn gió lạnh ùa về. Yêu bánh tôm Hồ Tây - món ăn đặc sản nổi tiếng lâu rồi. Tôm Hồ Tây mỏng vỏ, chắc thịt, được chiên giòn với bột bánh béo ngậy, thơm lừng, chấm với nước mắm chua cay, ăn kèm với rau sống, thật tuyệt. Chỉ tiếc tôm Hồ Tây bây giờ không sinh sản kịp để phục vụ thực khách. Nhưng món đặc sản ấy vẫn hút khách mỗi lần đến với Hồ Tây.

Yêu ánh hoàng hôn lặn trên mặt hồ. Năm 1982, tôi ra Hà Nội chơi, lần đầu tiên tôi đến Hồ Tây và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy. Hồi đó chưa có điện thoại để lưu giữ khoảnh khắc tuyệt vời, nhưng cái máy ảnh của bộ não tôi vẫn còn lưu mãi. Sau này được sống ở Hà Nội, nhiều lần được ngắm hoàng hôn trên Hồ Tây, lần nào cũng đẹp, nhưng có lẽ lần đầu là ấn tượng nhất. Tôi không nhớ hết và không biết lột tả thế nào cho hết cảm giác được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp diệu kì, vàng rực, lung linh, vàng loáng cả mặt hồ, cả vạn vật trần gian, những tia mây óng ánh vàng như lũ trẻ nhảy nhót đùa vui quanh ông mặt trời. Nhưng mặt trời cũng vô cùng huyền bí, chỉ trong tích tắc nếu bạn không chộp kịp khoảnh khắc kì ảo ấy thì mây hoặc dãy núi, dãy nhà xa kia đã ăn mất mặt trời của bạn.

Yêu những ngôi chùa ven Hồ Tây như Kim Liên, Hoằng Ân, Phổ Linh, Tảo Sách, Vạn Niên, Tứ Liên, Thiên Niên (Trích Sài), Võng Thị... Đó là chốn tâm linh, nơi gửi gắm tâm hồn của con người. Người dân quanh vùng đến lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe cho gia đạo, đến chùa để hòa vào cái không khí thanh tịnh, an yên để trút bớt cái gánh nặng áo cơm, cái dằn vặt đời thường, để cho lòng thanh thản, nhẹ nhàng, để sống tốt hơn, lương thiện hơn.

Yêu Phủ Tây Hồ nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, nơi được xem là địa linh bậc nhất của Hồ Tây. Không chỉ hai ngày lễ chính và ngày rằm mồng một, mà ngày nào Phủ Tây Hồ cũng đông du khách thập phương trong và ngoài nước đến chiêm bái, thưởng ngoãn. Thánh Mẫu Liễu Hạnh quá linh thiêng và cảnh quan Phủ quá đẹp. Nếu bạn đến Hà Nội, Hồ Tây mà chưa đến dâng hương cho công chúa thì thật đáng tiếc.

Hồ Tây còn có những vẻ đẹp khác mà chỉ khi về sống gần đây tôi mới phát hiện ra và yêu vô cùng. Con đường ven hồ, nơi đạp xe và tập thể dục lý tưởng của bao người. Sáng trưa chiều tối lúc nào cũng có người đạp xe đạp vừa thể dục vừa chiêm ngưỡng cảnh quan. Nhất là mờ sáng cuối tuần từng đoàn người đạp xe nối đuôi nhau như những cuộc đua thật thích. Quanh hồ, từng đoạn có các em, các chị tập thể dục nhịp điệu, tập nhảy, nhạc xập xình thật hút mắt. Từng đoạn có các dụng cụ tập thể dục công cộng sáng, chiều nào cũng kín người. Các quán ẩm thực đường phố, với các món ăn nhiều màu sắc mà nam thanh nữ tú yêu chuộng từ chiều đến tối muộn vẫn đông. Từng cặp uyên ương mắt sóng sánh như nước Hồ Tây, nhìn mà thèm được trở về cái thời thanh xuân xa ngái. Từng tốp các cô, các chị, các bà xúng xính áo khăn thích thú ăn ảnh, nhỏn nhoẻn cười thật duyên.

Và tôi sung sướng vô cùng được hít thở không khí trong lành của Hồ Tây, được hưởng những cơn gió mát tận gan ruột, được đạp xe thả hồn ngắm cảnh, ngắm người, được thong dong thả bước dạo sát hồ để hít hà cái mùi tanh tanh của nước, của cá.

Tôi thành người nghiện Hồ Tây mất rồi.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Thị Hồng Thu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Rong ruổi nỗi nhớ Hà Nội phố
    Khi ông trời kéo tấm màn mây đi ngủ, những thanh âm của ban ngày tạm lắng xuống. Dòng người thưa dần, tiếng còi xe cũng ngớt, đâu đó vang lên tiếng bước chân vội của những người đi làm về muộn. Giữa thành phố rộng lớn, không cần lắng lòng bạn cũng nghe thấy những tiếng rao đêm vang lên, vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố nhẫn nại và chậm chạp như muốn đếm nhịp thời gian, đo không gian của đêm.
(0) Bình luận
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
Yêu Hồ Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO