Rong ruổi nỗi nhớ Hà Nội phố

Hoàng Thị Kiều Trang| 28/12/2022 17:19

Khi ông trời kéo tấm màn mây đi ngủ, những thanh âm của ban ngày tạm lắng xuống. Dòng người thưa dần, tiếng còi xe cũng ngớt, đâu đó vang lên tiếng bước chân vội của những người đi làm về muộn. Giữa thành phố rộng lớn, không cần lắng lòng bạn cũng nghe thấy những tiếng rao đêm vang lên, vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố nhẫn nại và chậm chạp như muốn đếm nhịp thời gian, đo không gian của đêm.

vn(1).jpeg
Ảnh minh hoạ

Những tiếng rao “Bánh khúc. Bánh khúc nóng đây”, “Ai bánh giò”, “Xôi nóng. Xôi nóng nào!”… mỗi lời rao mời lại có một giọng điệu riêng, lúc trầm ấm, lúc thanh cao, có lúc lại biến âm thật lạ và thu hút với nhiều âm sắc khác nhau len lỏi vào mọi ngóc ngách của màn đêm, vút theo ánh đèn vàng vọt bền bỉ chào đón sớm mai như một bản tình ca đặc trưng của Hà Nội phố thân quen mà rất ấm áp.

Tiếng chổi tre xào xạc của những chị lao công trên đường phố gõ vào nhịp thời gian. Hà Nội thức tỉnh với bao bộn bề cảm xúc... Tiếng rao lúc này vắt mình trên những tia nắng tràn khắp không gian hòa vào nhịp sống tất bật và đông đúc. Khoác chiếc áo mỏng xuống phố, tôi đi giữa Hà Nội rực lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió với niềm tự hào kiêu hãnh. Bất giác những trang sử hào hùng như thước phim quay chậm, tôi hòa mình chào đón niềm vui Cách mạng tháng Tám thành công, hồ hởi, xúc động đứng trước Quảng trường Ba Đình lịch sử. Tôi nhắm mắt lắng nghe trong gió tiếng Bác Hồ dõng dạc đọc Tuyên ngôn Độc lập…

Chầm chậm bước đến số 31 Tràng Thi, phường Hàng Trống bạn sẽ được chiêm ngưỡng Thư viện Quốc Gia Việt Nam với không gian tràn ngập cây xanh yên tĩnh, thoáng mát. Bước chân vào khuôn viên bạn nghe rõ tiếng lá chao nghiêng nắng đùa với gió, tiếng chim ríu rít hòa tấu bản tình ca không lời như chào đón mọi người. Không phải chỉ những “mọt sách” mới tìm đến đây mà nhiều người tự tạo cho mình một “cái cớ” đơn giản, đôi khi hình thành cho mình một thói quen đọc để thả mình trong khung cảnh thiên nhiên và cảm nhận được nhịp thở của những trang sách. Đến đây không ai vội vã hay ồn ã, tất cả trầm lắng theo trình tự lần lượt. Những giây phút chờ đợi bạn cũng thả hồn mình theo nắng, gió bên khung cửa sổ, đôi khi ngắm phố phường Hà Nội dịu dàng như một nàng thiếu nữ mơ màng vừa thức giấc. Cầm được cuốn sách trên tay, bạn vui mừng khi được khám phá, lĩnh hội những “khoảng trời kiến thức” mà quên đi khoảnh khắc của thời gian.

Chúng ta mải mê với một Hà Nội xưa qua nhiều cửa hàng với những nghệ nhân làm đồ truyền thống - những con người dù trải qua bao biến cố thời gian vẫn luôn giữ gìn và bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa của Hà Nội như gốm, sứ, bạc, đồng... ở khu phố cổ sôi động, náo nhiệt, tấp nập người mua, kẻ bán xen lẫn tiếng trò chuyện rôm rả, tất cả tạo nên một nhịp điệu cuộc sống rất riêng cho thành phố. Mỗi khi Tết đến xuân về, cả đất trời được đắm mình trong Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức thường niên tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam và là nơi thờ Khổng Tử. Trong không khí xưa ở Hà Nội, bạn vừa được gặp gỡ các nhà thơ lớn, vừa hiểu được những giá trị nghệ thuật thơ ca trong đời sống…

Hà Nội nhộn nhịp theo dấu chân của sinh viên xuống phố bước vào giảng đường. Tiếng giảng bài ấm áp tràn đầy tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô, những ánh mắt đầy trân trọng, tự hào, hạnh phúc khi được tiếp nhận nguồn năng lượng từ tri thức. Đâu đó có những cô cậu mải mê lãng du theo chiếc lá rụng cuốn mình theo gió bên khung cửa sổ trở mình về với đất bị thầy cô phát hiện ngượng ngùng ấp úng trả lời câu hỏi. Đâu đó trên những cung đường “tình yêu” của trường xuất hiện những cô cậu bày tỏ tình cảm e thẹn của tuổi cập kê, hay ngồi tâm sự đến tận chiều tà…

Hà Nội luôn đông đúc, sầm uất nhưng ai cũng thân thiện, dễ mến. Tinh hoa của ẩm thực Hà Nội là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều hương vị chua, cay, mặn, ngọt, cuốn hút và hấp dẫn. Bạn có thể nhớ nhất phở Hà Nội ăn kèm với quẩy, nhưng có người lại thèm vị bánh giò, nem rán, chả cá, cốm làng Vòng… hay kem Tràng Tiền, ly café trứng mang đậm nét đặc trưng của Hà Nội.

Tất cả được Hà Nội nâng niu, gói lại cẩn thận trong lớp bọc của thời gian. Dù bạn có quên đi chăng nữa, Hà Nội vẫn nhớ như vừa mới ngày hôm qua. Dù bạn ở nơi nào trên dải đất hình chữ S thiêng liêng hay xa xứ, mỗi khi sang mùa, hay nhìn chiếc lá rơi, ngắm cảnh hoàng hôn hay nghe một tiếng rao quen thuộc… bạn sẽ nhớ về Hà Nội da diết – nơi bạn đã gắn bó vài năm hay chỉ đến vài ngày, cũng có khi là khoảnh khắc ngắn ngủi trong vài giờ đồng hồ.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Khu Thập Tam Trại dấu tích thành Thăng Long
    Thập Tam Trại quận Ba Đình dấu tích của Thăng Long ngàn xưa. Chúng ta có thể khảo sát qua bản đồ, hiện vật khảo cổ, tục ngữ, ca dao, truyền thuyết và lễ hội.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Rong ruổi nỗi nhớ Hà Nội phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO