Tuyên ngôn Độc lập

[Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc
Cách đây 79 năm ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.
  • [Podcast] Di tích 48 Hàng Ngang – Nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập
    Tháng 8 năm 1945, cách đây 79 năm, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta với sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công. Trên hành trình đến ngày độc lập 2/9, ngôi nhà 48 Hàng Ngang – Hoàn Kiếm – Hà Nội trở thành di tích cách mạng, ghi dấu những thời khắc quan trọng của mùa thu lịch sử.
  • Tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên những thành tựu vĩ đại sau 79 năm thành lập nước
    Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài phát biểu quan trọng. Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, có được những thành tựu vĩ đại sau 79 năm thành lập nước, là do tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do, hạnh phúc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
  • Nhà số 48 phố Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập (quận Hoàn Kiếm)
    Nhà 48 phố Hàng Ngang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mặt sau của ngôi nhà mang biển số 35 Hàng Cân.
  • Nhộn nhịp dòng người đổ về Quảng trường Ba Đình trong ngày Quốc khánh
    Ngày lễ Quốc khánh mùng 2/9 hàng năm, Hà Nội vẫn là điểm đến ưu tiên của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm linh thiêng trong mỗi trái tim người Việt Nam, ai cũng mong muốn được đặt chân đến đây trong ngày lễ trọng đại này.
  •  [Infographic] Giá trị lịch sử vô giá của Tuyên ngôn độc lập
    Ngày 02/9/1945, 78 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
  • Rong ruổi nỗi nhớ Hà Nội phố
    Khi ông trời kéo tấm màn mây đi ngủ, những thanh âm của ban ngày tạm lắng xuống. Dòng người thưa dần, tiếng còi xe cũng ngớt, đâu đó vang lên tiếng bước chân vội của những người đi làm về muộn. Giữa thành phố rộng lớn, không cần lắng lòng bạn cũng nghe thấy những tiếng rao đêm vang lên, vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố nhẫn nại và chậm chạp như muốn đếm nhịp thời gian, đo không gian của đêm.
  • Ra mắt sách ''Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập''
    Nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh 2-9, Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách "Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập" của tác giả Kiều Mai Sơn.
  • PGS.TS Bùi Đình Phong: Tuyên ngôn Độc lập - tỏa sáng khát vọng tự cường
    “Khơi dậy tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập là khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đại đoàn kết toàn dân tộc…”. PGS. TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên về những giá trị xuyên thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình cách đây 75 năm vào ngày 2/9/1945.
  • Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
    Hiện nay, trên các báo in của Việt Nam, trên mạng Internet và trong nhiều bảo tàng có tới 4 ảnh rất khác nhau về thời gian, địa điểm chụp ảnh, trang phục, cũng như dung mạo, tư thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng đều được ghi là Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
  • Giá trị trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập
    năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, đặc biệt là sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, mỗi người dân Việt Nam càng thấy thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do; ý nghĩa lớn lao và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc. Đó cũng là khát vọng, mục tiêu, lý tưởng mà mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều hướng đến.
  • Tuyên ngôn Độc lập trường tồn cùng lịch sử
    Tháng 8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO